Làng Xuân Cầu trong tranh Tô Ngọc Vân

Monday, December 13, 2021

Làng Xuân Cầu trong tranh Tô Ngọc Vân

Cổng làng - Chì - trước năm 1945.

Gương mặt nghệ sĩ Hưng Yên: Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Thursday, December 9, 2021

Gương mặt nghệ sĩ Hưng Yên: Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Truyền hình Hưng Yên - HYTV
15 thg 11, 2021

DI TÍCH QUỐC GIA - Khu lưu niệm Tô Hiệu

Saturday, December 4, 2021

DI TÍCH QUỐC GIA
Khu lưu niệm Tô Hiệu

Tô Hiệu sinh năm 1912, là con út trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, yêu nước. Cụ nội của Ông là Đốc Nam Tô Ngọc Nữu, được ca tụng là một trong ba người thầy mẫu mực của Bắc Kỳ đương thời. Thân phụ là ông Tô Y, thân mẫu là bà Ngô Thị Lý - con gái của Cụ Ngô Quang Huy, nguyên Đốc học Bắc Ninh, một trong những lãnh tụ chủ chốt của phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy cuối thế kỷ XIX.

Làng cách mạng Xuân Cầu

Saturday, May 22, 2021

Làng cách mạng Xuân Cầu

ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HƯNG YÊN


Nguồn: TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HƯNG YÊN - Trang chủ >> Truyền hình >> Đất và người Hưng Yên - 27/01/2021

... Giận cá chém thớt, (Pháp) nã đại bác bắn vào làng Xuân Cầu

Hà Nội xưa và nay (Trích)

Tập Ký của Bạch Diện Nguyễn Văn Cư.
NXB Hội Nhà văn, 10-2015.

[...]
Đầu năm 1954, ta mở trận tấn công vào Điện Biên Phủ. Bộ đội ta kéo pháo lên đỉnh núi nã tới tấp vào các hầm hào của chúng, phá vỡ từng mảng. Dưới mặt đất, bộ đội ta vừa đánh vừa đào hầm tiến sát vào cứ điểm của chúng. Súng cao xạ đặt như chăng lưới bắn rơi máy bay của chúng như sung rụng. Tên de Castries, chỉ huy cứ điểm này và quân đội chúng rất đông bị bao vây luôn đánh điện cầu cứu. Nhưng không sao cứu nổi, vì ô-tô của chúng không thể tiến vào được nữa, còn máy bay của chúng tiếp tế quân và khí giới lương thực bị ta bắn rơi, những tên lính nhảy dù xuống đều bị ta bắt sống. Trong khi ta mở trận tiến công vào Điện Biên Phủ, thì các mặt trận khắp nơi từ Nam ra Bắc cũng đánh Pháp dồn dập. Pháp bị thua đậm, chúng giận cá chém thớt, nã đại bác bắn vào làng Xuân Cầu thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là quê hương ông Tô Hiệu (một chiến sĩ Cộng sản bị hy sinh từ năm 1930) và của các ông đương tham gia kháng chiến như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Hiếu(1), Tô Gi, Tô Quang Đẩu và nhiều ông khác nữa. Ngôi đình cổ, ngôi miếu cổ và cả tòa nhà của ông bác ruột ông Nguyễn Công Hoan bị phá rụi.


Trận chiến Điện Biên Phủ là trận chiến quyết liệt và rực rỡ trong lịch sử nước ta. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, ta hoàn toàn thắng lợi, chiếm cứ điểm của chúng, cắm lá Quốc kỳ lên nóc hầm tên tướng chỉ huy Pháp de Castries. Toàn bộ tướng, tá, binh lính Pháp đều bị bắt làm tù binh. Chính phủ Pháp phải nhờ Chính phủ Ba Lan nói với ta xin điều đình để rút quân về nước. Từ Hội nghị Trung Giã (tại Thái Nguyên) đến hội nghị Genève do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn trong cuộc điều đình ta đều thắng lợi. Đế quốc Mỹ rất căm về trận đại bại này của Pháp, nên sau hội nghị Genève, Mỹ bắt de Castries phải sang Mỹ tường trình về việc bị ta tiến công và Pháp bị đại bại.

(1): Có lẽ tác giả nhầm; chắc là Nguyễn Công Miều (tức Lê Văn Lương).
Nguồn: Hà Nội xưa và nay (tiếp & hết) - trieuxuan.info. (trang web chuyên về Văn học Nghệ thuật của nhà văn Triệu Xuân), Thứ ba, 11:03 Ngày 04/04/2017

Kỷ niệm lần thứ 77 Ngày Hy sinh của Nhà Cách mạng Tô Hiệu (7/3/1944-7/3/2021): NHÀ LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Monday, March 8, 2021

Kỷ niệm lần thứ 77 Ngày Hy sinh của Nhà Cách mạng Tô Hiệu (7/3/1944-7/3/2021): NHÀ LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

Huu Tinh Nguyen

Liệt sỹ Tô Hiệu là một trong những Nhà lãnh đạo Cách mạng tiền bối của Đảng thời dựng nước. Ông sinh năm 1912, năm 14 tuổi ông đã tham gia hoạt động Cách mạng đầy cam go ác liệt. 18 tuổi, ông đã bị địch bắt giam cầm 4 năm tại Ngục tù Côn Đảo. 28 tuổi, ông lại bị địch bắt và bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La. Mọi tra tấn cực hình của Nhà tù Đế quốc không khuất phục được ông. Ngày 7-3-1944, ông hy sinh anh dũng tại Nhà ngục Sơn la nêu tấm gương sáng của một nhà lãnh đạo kiên trung bất khuất. Đây mới thật sự là con người “THÁC LÀ THỂ PHÁCH, CÒN LÀ TINH ANH”.
Đặc biệt, Kết luận 88 năm 2014 của Bộ Chính trị đã ghi: “ĐỒNG CHÍ TÔ HIỆU LÀ 1 TRONG 19 NHÀ LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM”.
Nếu không có trở ngại vì Dịch Côvit-19 thì Lễ kỷ niệm lần thứ 77 ngày hy sinh của Nhà cách mạng - Liệt sỹ Tô Hiệu năm nay sẽ được tổ chức trọng thể cùng với việc trao Bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia cho Khu lưu niệm Tô Hiệu. Sự kiện này sẽ được tổ chức trọng thể khi Dịch Cô vit được khống chế.
Tuy nhiên, sáng nay, 7-3-2021, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện Văn Giang và xã Nghĩa Trụ cũng như thân nhân của Nhà cách mạng Tô Hiệu đã về khu Lưu niệm Tô Hiệu dâng hương tưởng nhớ. Đoàn lãnh đạo tỉnh Hưng Hưng Yên do đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu, Đoàn lãnh đạo Tỉnh Sơn La do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu.
Trước đó, ngày 5-3-2021, đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch TT Quốc hội đã gửi hoa và đồ lễ tưởng nhớ Nhà Cách mạng Tô Hiệu.
Các Đ/C Đỗ Tiến Sỹ, Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên, Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La (thứ ba và thứ tư từ trái qua), cùng ông Tô Quyết Tiến (Thứ nhất bìa phải) dâng hương tại Ban thờ Nhà CM Tô Hiệu.

Làng Xuân Cầu có 5 Đại biểu dự Đại hội lần thứ 2 của Đảng năm 1951



Truyền hình Hưng Yên - HYTV 2021. jan. 27.