Làng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Mảnh đất địa linh sinh nhân kiệt

Friday, August 9, 2024

Làng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Mảnh đất địa linh sinh nhân kiệt

Truyền hình Hưng Yên

Xuân Cầu

Sunday, August 4, 2024

Giới thiệu chung

Làng Xuân Cầu là một làng có từ lâu đời ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu, xưa kia còn có tên gọi là Hoa Cầu, Huê Cầu, Xuân Kỳ. Làng có từ đời nhà Đường, trong làng còn có 4 giếng đá kiểu Trung Quốc. Đời vua Thiệu Trị, vì kỵ húy đổi là Xuân Kỳ nhưng nhân dân quen dùng tên cũ, mà đọc chệch đi là Huê Cầu. Làng có nghề nhuộm thâm từng đi vào ca dao cổ tích, và món đặc sản là bánh mỡ nổi tiếng. Nhưng gần đây đã thất truyền và trong làng, những di tích xưa cũng không còn.

Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền.

 


Đặc sản:

Bánh Xuân Cầu

Bánh Xuân cầu là loại bánh rán mỡ thường được dùng rất phổ biến tại miền Bắc xưa kia, nay đã mai một [2]. Bánh vuông bằng hai ngón tay và mỏng như tờ giấy bản, được bỏ vào chảo chiên phồng, nở phồng với nhiều màu sắc tươi đẹp, ăn với mật ong, có vị ngọt, béo, bùi và thơm [2].

Vải thâm Xuân Cầu

Theo truyền thuyết thì nghề nhuộm vải thâm ở Huê Cầu (Xuân Cầu) cũng có ngót nghét 2.000 năm [1]. Thuốc nhuộm là củ nâuCủ nâu - Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.

Mô tả: Dây leo, thân tròn, nhẵn, có nhiều gai ở gốc, có 1-2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng. Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Hoa mọc thành bông. Quả nang có cuống thẳng, có cạnh. Hạt có cánh xung quanh.

Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi của nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh hoá, Nghệ An. Có khi được trồng. Là cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền. Cũng dùng để thuộc da. Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tuỳ theo màu sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người ta gọi tên Củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng nhuộm tốt hơn.

Thành phần hoá học: Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.

Tính vị, tác dụng: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa: 1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; 2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.
, đun trong nước lá sòiSòi - Sòi, Sòi xanh - Sapium sebiferum (L.) Roxb., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây gỗ rụng lá cao 6-15m. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thuỳ hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thuỳ và nhuỵ 3, bầu hình trứng có 3 ô. Quả hạch hình cầu có 3 hạt.

Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt - Cortex Radicis, Cortex et Folium Sapii Sebiferi. Vỏ rễ thường có tên là Ô cữu căn bì

Nơi sống và thu hái: Cây của Ðông Á châu ôn đới và cận nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi. Có khi được trồng làm cây cảnh. Thu hái vỏ rễ và vỏ cây quanh năm, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa xanthoxylin, acid tanic.

Tính vị, tác dụng: Sòi có vị đắng, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi niệu, thông tiện, tiêu thũng, trục thuỷ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa:
1. Phù thũng, giảm niệu, táo bón;
2. Bệnh sán máng, cổ trướng, xơ gan;
3. Viêm gan siêu vi trùng;
4. Ngộ độc nhân ngôn;
5. Rắn độc cắn.

Thân và lá dùng chữa viêm mủ da, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng. Dùng vỏ rễ 3-6g, lá 9-15g, đun sôi lấy nước uống. Giã lá tươi để đắp ngoài, hoặc nấu nước để rửa.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng trị tiểu tiện không thông, viêm âm đạo.

Ðơn thuốc:
1. Phù thũng, Rễ Sòi tươi, lấy màng thứ nhì 15g, đường 15g, đun sôi lấy nước uống.
2. Bệnh sán máng: Lá Sòi 8-30g, sắc uống. Dùng liền trong 20-30 ngày.
3. Phù thũng, cổ trướng, đại tiện không thông, ứ nước hoặc bí đầy, ăn uống không xuôi: Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Ngộ độc: Lá Sòi 1 nắm giã nhỏ, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống.
(một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như trong câu ca dao, sau đó lấy bùn trát kín vài lần. Sau khi nhuộm xong, tấm vải có mầu đen thâm, không phai và tấm vải cực kỳ dai và bền, dày dặn nhưng mặc lại không nóng, không bí [1].


Danh nhân Làng Xuân Cầu

Làng Xuân Cầu còn có nhiều Danh nhân như: Họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà cách mạng Tô Hiệu, nhà cách mạng Lê Văn Lương.

Tham khảo

  1. Vải nhuộm thâm làng Huê Cầu
  2. Vũ Bằng - Miếng ngon Hà Nội, bánh Xuân Cầu
  3. Thịt chuột ký sự
  4. Đặc sản bánh Xuân Cầu của làng đã bị mai một



Mời xem các bài về Xuân Cầu



Video Làng Xuân Cầu


Truyền hình Hưng Yên - HYTV




“Thuật bút Xuân Cầu”

“Thuật bút Xuân Cầu”

Khánh Duy

Làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là một làng quê lâu đời, tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ. Đây còn được biết đến là nơi sinh ra những con người nổi tiếng như nhà cách mạng Tô Chấn, Tô Hiệu, Lê Giản, Lê Văn Lương; họa sĩ Tô Ngọc Vân; nhà văn Nguyễn Công Hoan… Với mong muốn gìn giữ những nét văn của làng quê cũng như giới thiệu đến đông đảo công chúng về đất và người nơi đây, những người con của Hưng Yên đã thành lập Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu”.
Đoàn làm việc tặng cuốn sách “Danh nhân Hưng Yên” cho đại diện lãnh đạo tỉnh Hưng Yên
Làng Xuân Cầu xưa có tên gọi là Hoa Cầu, Huê Cầu, Xuân Kỳ... Xuân Cầu theo sử sách có từ đời nhà Đường, trong làng còn có 4 giếng đá kiểu Trung Quốc. Đời vua Thiệu Trị, vì kỵ húy đổi là Xuân Kỳ nhưng Nhân dân quen dùng tên cũ, mà đọc chệch đi là Huê Cầu.

Nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn, Chủ biên cuốn sách “Thuật bút Xuân Cầu” chia sẻ về cuốn sách


Chủ biên cuốn sách “Thuật bút Xuân Cầu”, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn chia sẻ: xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, chúng tôi thấy rằng, Xuân Cầu là ngôi làng rất cần được nghiên cứu trong lịch sử. Bên cạnh đó, viết một cuốn sách về dư địa chí của làng khác biệt với các cuốn sách viết về dư địa chí của một vùng miền hoặc một tỉnh nào đó, mỗi làng đều có đặc thù văn hóa, phong thủy riêng bao gồm cả nền văn học với những nhân vật lịch sử, danh nhân có thể được gọi là địa linh nhân kiệt, văn võ song toàn. Và văn hóa làng từ xưa đến nay chính là tế bào của xã hội, rất quan trọng, góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa của Việt Nam. Dự án sách là tâm huyết của các tác giả mong muốn ghi nhận sự phát triển văn hóa làng quê truyền thống của đất nước, mà bước đầu là làng Xuân Cầu, một trong những địa danh văn hóa lịch sử của tỉnh Hưng Yên.

Phó Tổng Biên tập Tạp chí văn nghệ Quân đội, nhà văn Phùng Văn Khai chia sẻ về cuốn sách


Phó Tổng Biên tập Tạp chí văn nghệ Quân đội, đồng chủ biên cuốn sách, Nhà văn Phùng Văn Khai cho biết thêm: hiện nay, để thực hiện dự án này, hội đồng khoa học lên tới khoảng 20 giáo sư, tiến sĩ và các cộng tác viên khác.

Chúng tôi chia làm 6 lĩnh vực, cùng hoạt động song song với nhau như: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, văn học, khoa học công nghệ… Mỗi lĩnh vực đều có các chuyên gia, nhà nghiên cứu để thẩm định thông tin về làng Xuân Cầu cũng như thực hiện các công tác liên quan để thực hiện dự án. Hiện, bản thảo đã lên xong, dự kiến cuối năm 2024, cuốn sách sẽ được ra mắt.

Cuốn sách được chia làm 3 phần, giới thiệu về làng Xuân Cầu từ thuở khai thiên lập địa đến ngày nay, gắn với làng là những di tích văn hóa, lịch sử, những người con ưu tú đã góp phần làm nên đất nước. Hồn cốt của cuốn sách tập trung nêu bật tiến trình văn hóa lịch sử diễn ra như thế nào ở một vùng đất với những đình, chùa, miếu, danh nhân, danh tướng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hội đồng biên soạn thăm không gian lưu niệm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hưng Yên


Lý giải về tên cuốn sách, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn cho biết: “Thuật bút Xuân Cầu” có nghĩa là dùng thuật của ngòi bút để viết về địa danh lịch sử, về nhân vật lịch sử, đó là sự sáng tạo của Hội đồng biên soạn tạo ra một dòng riêng của sách về làng.

Hội đồng biên soạn tặng bản thảo sách "Thuật bút Xuân Cầu" cho lãnh đạo xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang


Tuy mới được khởi động từ đầu tháng 7.2024, nhưng với tinh thần làm việc khẩn trương, cuốn sách hứa hẹn sẽ là một tác phẩm văn học mẫu mực về một vùng đất “bước chân ra là gặp người nổi tiếng”.


Khánh Duy



Xem thêm:
“Thuật bút Xuân Cầu” góp phần phát triển văn hóa làng quê Việt Nam - Thanh Dung - Báo điện tử Nhân Dân, Thứ sáu, ngày 02/08/2024
Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân - Thứ Sáu, 02/08/2024