XIN THEO DÕI TIẾP
BÀI 3
BÀI 1
BÀI 2
VÀI LỜI DẪN NHẬP: Năm vừa rồi, dienbatn có dịp ghé thăm LÀNG ĐỒNG TỈNH - TỔNG XUÂN CẦU - HUYỆN VĂN GIANG - TỈNH BẮC NINH (nay là HƯNG YÊN). Đây là một vùng quê có nhiều di tích lịch sử rất lâu đời, có một dòng chảy văn hóa cuồn cuộn hàng ngàn năm và còn để lại nhiều chứng tích hiếm có. Trong bài này dienbatn dựa vào các bản dịch của Nguyễn Thị Măng - Viện Hán Nôm, các tư liệu trong cuốn "HUYỀN TÍCH ĐỒNG TỈNH XUÂN CẦU"của tác giả Trần Xuân Đạt cùng một số tư liệu khác trong quá trình điền dã. Xin trân trọng cảm ơn các tác giả.
dienbatn.
Để tiếp tục tìm hiểu về vị nhân Thần, được 5 sắc phong ở bài 1, dienbatn xin trích đăng một phần trong cuốn "HUYỀN TÍCH ĐỒNG TỈNH XUÂN CẦU"của tác giả Trần Xuân Đạt như sau:
"Ngôi đình làng Đồng Tỉnh được khởi công xây dựng trên nền cung phủ cũ của Trần Tự Khánh, khi ông đóng quân doanh tại đây. Ngôi đình do cháu nội của Trần Trí là Trần Thân đứng ra chiêu mộ các tốp phu, thợ giỏi xây dựng, chạm khắc từ Sơn Nam Hạ về, tiền đình hướng về Đông, nơi dòng sông Nghĩa Trụ cuồn cuộn chảy. Thế đất này gọi thần long ấp noãn, là chốn cát địa, Thời lê thái tổ dụng binh, bên thành Điêu Diêu quân sư của Giang Hạo vẫn thường vượt sông sang đàm đạo cùng cha con Trần Đạo, Trần Trí. Nhân lần Trần Trí cùng cánh quân của Lê Hưng Quốc vây thành Điêu Diêu quyết đánh, vị quân sư này liền vận động Giang Hạo mở cửa thành ra hàng để tránh cho quân sĩ hai bên phải đổ thêm máu oan uổng. Ra hàng được Trần Đạo nể tình nghĩa xưa ra lệnh cho dân trong ấp đối đãi rất hậu với chủ tướng Giang Hạo cùng vị quân sư. Để trả ơn, trước ngày về nước, vị quân sư đã bí mật tìm và chỉ vẽ ra cho Trần Đạo chỗ huyệt đất tốt, tuy không giúp gia đình ông phát đế vương nhưng cũng giúp được dân trong ấp nhiều đời thịnh vượng, no ấm. Trần Đạo một phần do tuổi tác, một phần do hoàn cảnh binh biến chưa thể thực hiện, đành mật truyền lại cho con cháu, tính đến đời Trần Thân là được 4 đời, mới thực hiện được. Khi dựng đình, ông chủ ý cho mặt tiền quay hướng dòng sông, lưng tựa rừng lau sậy, lấy đó làm điểm tựa chính nuôi dưỡng thần mạch chủ (long thần) của làng. Liền ngay trước đình là hệ thống đầm nước liên hoàn xưa là nơi thao diễn, luyện tập thuỷ, bộ binh của Lại Linh. Trong đình phối thờ Phật, Mẫu theo nghi đúng mẫu đình thời Trần, cách bên kia đầm nước, về phía đông bắc của đình là điếm tuần đê của làng.
Năm Ất Mão, Hồng Phúc (1495) thứ nhất, khoảng vài ngày đầu tháng 3, dân trong làng Đồng Tỉnh nháo nhác với sự xuất hiện của vòi rồng trong đêm đến hút nước tại đầm ao trước cửa đình, vòi rồng cuốn theo một số gạch đá, cá tép, và cả những mảng thịt còn ròng ròng máu rơi xuống trước cửa điếm, tình trạng hoang mang, nơm nớp lo sự ôn dịch ập đến khiến mọi nhà trong làng lũ lượt đi mời bằng được thầy cúng về trừ tai hoạ, nhiều người trong làng đều đổ lỗi cho ngôi đình mới dựng vào nơi đất phạm, riêng một số hào phú, chức dịch làng muốn nhân cơ hội dậu đổ bìm leo, tung tin bịa đặt vu khống cho gia đình Trần Thân chôn bùa chú trù ếm dân làng, nhà nhà hợp nhau đòi đi báo quan. Chỉ đến khi nhà sư trụ trì ngôi chùa ven sông gặp nhà chức trách thì thầm chuyện đêm hôm trước mơ thấy thần nhân báo mộng có hổ tướng sắp về làng mọi chuyện mới được thu xếp ổn thoả, ngôi đình lại được quét dọn và mở rộng cửa chờ đón điềm lành sẽ đến.
Giờ Tí ngày 14 tháng 3 khi mọi nhà đang yên trong giấc ngủ, trời đêm vần vũ từng đám mây hồng. Ánh trăng khuya vằng vặc toả xuống khu đầm như dát vàng, dát bạc trước cửa đình, đám hương binh đi tuần đêm cũng vừa về tới tiền sảnh, đang kháo nhau những chuyện ma quái, rùng rợn xảy ra ở các nơi, như chuyện mưa huyết ở vùng thượng lưu, rồi các chuyện thâm cung bí sử của chốn quan trường v.v... Bỗng nhiên tất cả như bị sét đánh, chết sững người trong giây lát khi một dải chớp sáng loà màu vàng rực rỡ, từ phía dòng sông lao thẳng vào phía điếm tuần như một vì sao sa. Tất cả đám tuần đinh bấy giờ đều hốt hoảng, không còn tin nổi vào bản thân mình nữa, họ cho rằng họ đang trong giấc mơ, vẻ tráng lệ của hiện tượng vừa diễn ra và họ vô tình được chứng kiến khiến họ xúc động thật sự, một vài người không nén nổi bật khóc rưng rức như bị ma ám khiến mọi người trong đình phải rủ nhau lén bỏ ngang phiên gác trốn về đóng kín cửa nằm nhà.
Sáng hôm sau sắc vàng của đám mây đêm trước còn tụ trên nóc điếm chưa tan hết, nhuộm sẫm một vùng sương, các vị thân hào chức dịch trong làng cho là điềm lạ sai gọi đám tuần binh đêm hôm trước đến tra hỏi cặn kẽ. Bán tín, bán nghi, đành bắt đám tuần binh vượt đầm sang dò xét phía điếm canh. Khi đám người này trở về thưa lại trong điếm chẳng có gì khác lạ, ngoài người ăn mày đang nằm ngủ ở đó cùng đứa trẻ mới sinh. Mọi người mới vỡ lẽ, lại nhớ lời dặn dò của sư ông khi trước, đám hào phú trong làng, dẫn đầu là Phan Định, rồi đến đoàn của Lê Thông nối nhau lên thuyền bơi sang sông, thấy tình cảnh hai mẹ người ăn mày như vậy, liền cho người dựng nhà cỏ ở ven sông, ngay cạnh điếm và đưa hai mẹ con họ sang trú ngụ bên đó, lại cấp tiền ăn và cho người thay nhau sang chăm sóc giúp đỡ hai mẹ con những ngày còn trứng nước kiêng khem.
Đến khi đứa trẻ tròn 13 tuổi ((1508 - Mậu Thìn, [Đoan Khánh] năm thứ 4 [1508], (Minh Chính Đức năm thứ 3) - dienbatn), vào một ngày tháng 8, vua Lê Uy Mục thả thuyền du ngoạn thăm thú các vùng dân cư quanh kinh thành, tháp tùng chuyến vi hành có hai vị ấu tướng là Thừa Nghiệp và Tử Mô khi ấy mới chừng 15, 16 tuổi được vua yêu chiều hết mức, luôn giữ bên cạnh mình. Thuyền rồng xuôi qua địa phận làng Bát đến Nghĩa Trụ rồi đến địa giới làng Hoa Cầu, Đồng Tỉnh thấy đời sống dân cư hai làng khá sung túc, làng xóm đông đúc, trù mật, liền hạ lệnh neo thuyền lên bộ thưởng ngoạn cảnh đồng quê. Đoàn hộ tống của vua vừa vượt qua triền dốc nhô lên mặt đê, gặp ngay đám trẻ chăn trâu của làng Đồng Tỉnh đang mải chơi đánh trận giả, gươm kiếm là những cành tre, cành trúc bẻ ven đê. Thấy đám người lạ, ăn mặc sang trọng gươm giáo sáng loà, lại có phèng la khua ầm ĩ xuất hiện bất ngờ, lũ trẻ sợ hãi bỏ chạy tán loạn, duy chỉ có thằng bé, mặt mũi lộ dị tướng vẫn đường hoàng đứng lại, gườm mắt ngó đám người lạ vừa thâm nhập vào lãnh địa của nó.
Vua mới nhìn đã thấy cảm tình bèn quay qua đám hộ vệ sai triệu vào hỏi chuyện. Thấy đứa bé đối đáp lưu loát, vua liền cho hạ trại lập đồn ở đó rồi dẫn quân vào thẳng trong làng cho tập hợp dân chúng đến hỏi cho rõ đầu đuôi. Đám hào phú trong làng cử Lê Thông, Phan Định vào yết kiến và tâu rõ sự tình. Vua liền truyền lệnh triệu ngài vào đặt tên cho là Hương Chàng lang công. Dự định chờ dịp thử tài sẽ phong tước trọng.
Sau đó ít lâu, khoảng đầu tháng 10, có nạn giặc Hắc La La quấy nhiễu biên giới, vua cùng đoàn hộ giá cho vời ngài đi trận, ngài lấy cớ còn mẹ già nên không đi, vua không nghe, lệnh truyền phong cho ngài làm tiên phong tấn đại tướng quân, dẫn hơn 234 người cùng làng theo quân phá giặc, vua lại thưởng voi chiến cho ngài dẫn đầu đoàn quân. Trận này ngài lập được công lớn giữ yên bờ cõi.
Chiến thắng trở về, vua cho quân về Đồng Tỉnh mở tiệc ăn mừng, vua quan cùng nhau xướng hoạ đối ẩm, đến quá trưa, phần vì đường xá xa xôi vất vả, phần vì còn trẻ tuổi lại uống quá nhiều ban thưởng chúc tụng, ngài say đi nằm trong cung và hoá tại đó.
Vua thương xót sắc lệnh cho dân trong làng tu sửa cung sở làm lăng miếu thờ ngài tại đó, lại ban cho 500 quan tiền làm hương hoả tế tự hai mùa xuân thu, cho nơi đây làm ấp thang mộc, miễn binh lương sưu dịch. Bao phong mĩ tự cho ngài là Thượng đẳng phúc thần, phong là Tiền phong mộ tấu Trung quân, tặng Nguyên soái Đại tướng quân, hoàn liệt, đoan túc, Hương Chàng lang Thượng đẳng phúc thần.
Dân làng Đồng Tỉnh nhớ ơn ngài đã vinh danh và đem nghề trồng thuốc lào về cho bản thôn, nhân dịp đó đã góp công, của tu sửa lại ngôi đình làm nơi dân làng chung thờ ngài, để tưởng nhớ vùng đất quê cha, đất tổ của ngài, dân làng đã tâu xin triều đình được chở những tấm đá xanh do thợ mạn Thanh Hoá chế tác đem về làm bậc tam cấp trước cửa đình.
Chùa làng Đồng Tỉnh xây dựng từ thời Trần, được tu bổ lại trong giai đoạn này nhờ sự việc khi mẹ con vị thần hoàng làng phiêu dạt đến đất Đồng Tỉnh, nhà sư trụ trì có công báo cho dân làng biết việc ngài ứng mộng xuất hiện, dân làng nhớ ơn xin phép nhà chùa cho đúc chuông và sửa sang lại cho ngôi chùa thêm khang trang, ruộng chùa từ đấy thường xuyên được mọi người trong làng chăm sóc, hiến tặng và cầy cấy lấy tiền phục vụ hương hoả thờ phật mẫu".
..."Năm Kỷ Dậu (1429) đất nước sạch bóng quân giặc, tháng 2, triều đình lập phép chia ruộng và cho thao diễn quân thuỷ bộ ở 5 đạo, mỗi đạo chia 5 phiên, lấy một phiên làm nhiệm vụ đồn thú bảo vệ kinh sư còn 4 phiên cho về quê quán sinh sống sum họp cùng gia đình. Giai đoạn này Vùng đất Nghĩa Trụ được đổi thành Xuân Cầu và làng Hoa Cầu được đổi thành Huê Cầu.
Ở Nghĩa Trụ, ruộng đất được chia cấp cho các quân giải ngũ trở về lấy từ quỹ đất chung của các hương xã, chủ yếu là ruộng của các quan lại thân vương triều cũ đã bị bỏ hoang hoá và thêm một phần đất mới ở các bãi bồi ven rừng lau sậy.
Nghề canh cửi ở Huê Cầu trở lại thời kỳ phát triển rầm rộ, các bãi hoang ven sông lần lượt được phủ xanh màu dâu lá, xóm thôn ngày đêm rộn rã tiếng quay tơ suốt chỉ, có thêm lực lượng quân binh giải ngũ về làng góp công sức, xóm thôn thêm trù phú. Thương thuyền các nơi nườm nượp kéo về, bến thuyền Huê Cầu mang dáng dấp của một khu chợ sầm uất với người mua kẻ bán tấp nập, các mặt hàng lâm thổ sản và sản vật địa phương được trao đổi phong phú, đa dạng. Lại thêm lệnh trưng thu vải thâm của Huê Cầu từ triều đình sắc xuống làm lễ vật tiến cống sang Trung Quốc, nghề nhuộm thâm ở đây bắt đầu được phát triển theo diện rộng, không còn là sản phẩm độc quyền của một vài dòng họ nữa, cả làng Huê Cầu cùng bắt tay tham gia vào từng công đoạn nhuộm, phơi, sấy để cho ra đời những tấm vải nâu tươi bền.
Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.
Ở Đồng Tỉnh, năm Mậu Thìn tức năm 1508 đời vua Lê Uy Mục (Lê Uy Mục (chữ Hán: 黎威穆; 5 tháng 5, 1488 – 1 tháng 12, 1509), đôi khi còn gọi là Mẫn Lệ công (愍厲公), là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là một vị Hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương (鬼王)- dienbatn), với sự góp mặt 635 nhân khẩu của 9 dòng họ lớn, nhờ có giống cây lạ được du nhập vào địa phương theo bước chân đoàn quân 234 người cùng Chàng Lang tướng quân đi đánh nước Hắc La La chiến thắng trở về đem trồng thử trên đất bãi Đồng Tỉnh khi hút có vị đượm, say và thơm hiếm có, rất quyến rũ. Nhờ vào giống thuốc mới, đời sống của dân trong làng thay đổi rõ rệt, sản lượng trồng ra không đủ cung cấp cho khách phương xa đến tìm mua, thuốc lào Đồng Tỉnh theo các thương thuyền toả đi khắp tứ trấn, cây thuốc lào ở Đồng Tỉnh trở thành đặc sản địa phương".
Tìm trong ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ, dienbatn thấy những dòng sau có liên quan:
"Đinh Mão, [Thiên Đức] năm thứ 4 [547], (Lương Thái Thanh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, nhật thực. Triệu Quang Phục cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Bá Tiên rất đông, Quang Phục liệu thế không chống nổi bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch. Đầm này ở huyện Chu Diên, chu vi không biết bao nhiêu dặm, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm, ban ngày [17b] tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên theo hút mà đánh, nhưng không đánh được. Người trong nước gọi là Dạ Trạch Vương.
Mùa đông, tháng 11, ngày 20, tham tướng nhà Minh là Trần Trí đem quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, gồm hơn 10 vạn tên đánh sát đến ải Kính (có sách chép là Kình) Lộng, sách Ba Lẫm. Vua họp các tướng bàn rằng: "Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng". Đến đêm, vua chia quân đánh úp doanh trại giặc. Quân ta đánh trống reo hò xông tới, phá được bốn doanh trại giặc, chém được hơn ngàn thủ cấp. Sau Trí khinh vua ít quân, lại phá núi mở đường để tiến đánh. Vua ngầm phục kích ở đèo Ống để đợi giặc. Đến trưa, Trí quả nhiên đem quân đi theo đường núi đến. Quân phục hai bên xông ra, đánh bại giặc. Quân Trí phải rút. Nhưng đúng lúc ấy Ai Lao đem 3 vạn quân và 100 thớt voi thình lình tới doanh trại của vua phao tin là cùng hợp sức với vua để đánh [8b] giặc. Vua tin lời họ, không phòng bị. Đến nửa đêm, bị họ đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, suốt từ giờ Tý đến giờ Mão, đánh tan bọn Ai Lao, chém hơn 1 vạn thủ cấp, bắt được 14 con voi, thừa thắng truy kích liền 4 ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi về."
Như vậy ta thấy trong THẦN TÍCH XÃ ĐỒNG TỈNH, TỔNG XUÂN CẦU, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH BẮC NINH (Nay là HƯNG YÊN) do Hàn lâm viện, Đông các đại học sĩ Nguyễn Binh phụng soạn có sự nhầm lẫn như sau:
"Năm ấy bỗng có giặc phương Bắc kéo sang (Tức giặc AiLao). Chúng tính chuẩn bị lương, tiếm xưng là ngụy tướng, chiếm giữ địa giới các châu, cướp bóc quấy nhiễu dân cư. Biên giới có tin cấp báo, vua nghe vô cùng lo lắng".
Thực ra có tới 2 lần Hương Chàng lang công theo Vua đi đánh giặc: Một lần đánh giặc Tàu ở Vận Đồn và một lần đánh giặc Hắc La La ở AiLao và lần này mang được giống cây thuốc Lào về trồng trên đất Đồng Tỉnh.
PHẦN II. DI TÍCH LĂNG MỘ CỦA NGUYÊN THÁNH NGHĨA MẪU NGUYỄN THỊ MINH.
Theo như Thần phả viết: "Khi ấy ở trang An Trường, Huyện Lương Giang, Trấn Thanh Hoa có vị tù trưởng họ Lê tên Hồng, lấy người cùng ấp là bà Nguyễn Thị Minh. Vợ chồng kết tóc xe tơ, loan phượng sánh đôi đã được 5,6 năm, cảnh nhà nghèo khó, không biết dựa vào đâu để sống, chỉ biết lên rừng kiếm củi đổi gạo để sống qua ngày. Bấy giờ ông Hồng đã ngoài 50 tuổi, vợ cũng đã 40 tuổi, duy hận nỗi mãi vẫn chưa có con.Từ đó ông bà luôn làm việc thiện, tu nhân tích đức, việc ác dù nhỏ cũng không làm."
"Bà đi thẳng tới trang Đồng Tỉnh vào nghỉ tại xứ Điếm trong ấp. Nửa đêm hôm đó (tức giờ Tý ngày 14/3), khi đã đủ ngày đủ tháng, bà liền sinh hạ một cậu con trai. Lúc ấy trên trời có một đám mây vàng như dải lụa giáng thẳng xuống nơi bà sinh, nơi ấy sáng rực lên như đuốc chiếu, nhân dân trong ấp ai ai cũng đều thấy và cho là chuyện lạ.
Ngày hôm sau nhân dân và các cụ phụ lão đến thăm, thấy bà sinh được một cậu con trai, mặt mũi khôi ngô, trán hổ mặt rồng, trên đầu có một đám lông màu đen khác hẳn người thường. Khi ấy ở trang Đồng Tỉnh có 2 nhà hào phú tuổi ngoài 70 (Một họ Phan tên Định, một họ Lê tên Thông), bỏ tiền của cho người dựng một ngôi nhà cỏ ven xứ ấp, xứ ấy nơi bà sinh con và giao cho bà ở, rồi 2 ông cấp tiền nuôi dững. Ngày tháng tho đưa, mẹ con nuôi nhau. Đến năm 3 tuổi ngài thân hình cao lớn, sức khỏe hơn hẳn người thường. Đến khi lên 7 tuổi trí dũng hơn hẳn người thường, có tài làm tướng. Ngày ngày thường lấy tre, trúc làm kiếm, làm gậy, chơi đánh trận cùng lũ trẻ con làng bên, lũ trẻ con trong ấp cùng thách đấu, bọn chúng sợ ngài không dám đối địch, mọi người cho là Phúc trùng lai, thực là một bực phi thường vậy".
Trích từ
Làng Đồng Tỉnh. (
https://langxuancau.blogspot.com/2013/03/phan-3-giai-oan-phat-trien-thoi-nha.html)
"Ngôi đình làng Đồng Tỉnh được khởi công xây dựng trên nền cung phủ cũ của Trần Tự Khánh, khi ông đóng quân doanh tại đây. Ngôi đình do cháu nội của Trần Trí là Trần Thân đứng ra chiêu mộ các tốp phu, thợ giỏi xây dựng, chạm khắc từ Sơn Nam Hạ về, tiền đình hướng về Đông, nơi dòng sông Nghĩa Trụ cuồn cuộn chảy. Thế đất này gọi thần long ấp noãn, là chốn cát địa, Thời lê thái tổ dụng binh, bên thành Điêu Diêu quân sư của Giang Hạo vẫn thường vượt sông sang đàm đạo cùng cha con Trần Đạo, Trần Trí. Nhân lần Trần Trí cùng cánh quân của Lê Hưng Quốc vây thành Điêu Diêu quyết đánh, vị quân sư này liền vận động Giang Hạo mở cửa thành ra hàng để tránh cho quân sĩ hai bên phải đổ thêm máu oan uổng. Ra hàng được Trần Đạo nể tình nghĩa xưa ra lệnh cho dân trong ấp đối đãi rất hậu với chủ tướng Giang Hạo cùng vị quân sư. Để trả ơn, trước ngày về nước, vị quân sư đã bí mật tìm và chỉ vẽ ra cho Trần Đạo chỗ huyệt đất tốt, tuy không giúp gia đình ông phát đế vương nhưng cũng giúp được dân trong ấp nhiều đời thịnh vượng, no ấm. Trần Đạo một phần do tuổi tác, một phần do hoàn cảnh binh biến chưa thể thực hiện, đành mật truyền lại cho con cháu, tính đến đời Trần Thân là được 4 đời, mới thực hiện được. Khi dựng đình, ông chủ ý cho mặt tiền quay hướng dòng sông, lưng tựa rừng lau sậy, lấy đó làm điểm tựa chính nuôi dưỡng thần mạch chủ (long thần) của làng. Liền ngay trước đình là hệ thống đầm nước liên hoàn xưa là nơi thao diễn, luyện tập thuỷ, bộ binh của Lại Linh. Trong đình phối thờ Phật, Mẫu theo nghi đúng mẫu đình thời Trần, cách bên kia đầm nước, về phía đông bắc của đình là điếm tuần đê của làng.
Năm Ất Mão, Hồng Phúc (1495) thứ nhất, khoảng vài ngày đầu tháng 3, dân trong làng Đồng Tỉnh nháo nhác với sự xuất hiện của vòi rồng trong đêm đến hút nước tại đầm ao trước cửa đình, vòi rồng cuốn theo một số gạch đá, cá tép, và cả những mảng thịt còn ròng ròng máu rơi xuống trước cửa điếm, tình trạng hoang mang, nơm nớp lo sự ôn dịch ập đến khiến mọi nhà trong làng lũ lượt đi mời bằng được thầy cúng về trừ tai hoạ, nhiều người trong làng đều đổ lỗi cho ngôi đình mới dựng vào nơi đất phạm, riêng một số hào phú, chức dịch làng muốn nhân cơ hội dậu đổ bìm leo, tung tin bịa đặt vu khống cho gia đình Trần Thân chôn bùa chú trù ếm dân làng, nhà nhà hợp nhau đòi đi báo quan. Chỉ đến khi nhà sư trụ trì ngôi chùa ven sông gặp nhà chức trách thì thầm chuyện đêm hôm trước mơ thấy thần nhân báo mộng có hổ tướng sắp về làng mọi chuyện mới được thu xếp ổn thoả, ngôi đình lại được quét dọn và mở rộng cửa chờ đón điềm lành sẽ đến.
Giờ Tí ngày 14 tháng 3 khi mọi nhà đang yên trong giấc ngủ, trời đêm vần vũ từng đám mây hồng. Ánh trăng khuya vằng vặc toả xuống khu đầm như dát vàng, dát bạc trước cửa đình, đám hương binh đi tuần đêm cũng vừa về tới tiền sảnh, đang kháo nhau những chuyện ma quái, rùng rợn xảy ra ở các nơi, như chuyện mưa huyết ở vùng thượng lưu, rồi các chuyện thâm cung bí sử của chốn quan trường v.v... Bỗng nhiên tất cả như bị sét đánh, chết sững người trong giây lát khi một dải chớp sáng loà màu vàng rực rỡ, từ phía dòng sông lao thẳng vào phía điếm tuần như một vì sao sa. Tất cả đám tuần đinh bấy giờ đều hốt hoảng, không còn tin nổi vào bản thân mình nữa, họ cho rằng họ đang trong giấc mơ, vẻ tráng lệ của hiện tượng vừa diễn ra và họ vô tình được chứng kiến khiến họ xúc động thật sự, một vài người không nén nổi bật khóc rưng rức như bị ma ám khiến mọi người trong đình phải rủ nhau lén bỏ ngang phiên gác trốn về đóng kín cửa nằm nhà.
Sáng hôm sau sắc vàng của đám mây đêm trước còn tụ trên nóc điếm chưa tan hết, nhuộm sẫm một vùng sương, các vị thân hào chức dịch trong làng cho là điềm lạ sai gọi đám tuần binh đêm hôm trước đến tra hỏi cặn kẽ. Bán tín, bán nghi, đành bắt đám tuần binh vượt đầm sang dò xét phía điếm canh. Khi đám người này trở về thưa lại trong điếm chẳng có gì khác lạ, ngoài người ăn mày đang nằm ngủ ở đó cùng đứa trẻ mới sinh. Mọi người mới vỡ lẽ, lại nhớ lời dặn dò của sư ông khi trước, đám hào phú trong làng, dẫn đầu là Phan Định, rồi đến đoàn của Lê Thông nối nhau lên thuyền bơi sang sông, thấy tình cảnh hai mẹ người ăn mày như vậy, liền cho người dựng nhà cỏ ở ven sông, ngay cạnh điếm và đưa hai mẹ con họ sang trú ngụ bên đó, lại cấp tiền ăn và cho người thay nhau sang chăm sóc giúp đỡ hai mẹ con những ngày còn trứng nước kiêng khem".
[...]
"Nằm trong quần thể kiến trúc chung của hệ thống đền, đình xây dựng cùng thời điểm, theo phong thuỷ ở vị trí trung tâm giữa đền hoá và đền sinh. Nơi khi trước gặp ngài (thần Hoàng), vua đã cho hạ kiệu dừng chân và vời dân làng đến hỏi thăm sự tình về ngài, điều trùng lặp là khi mẹ ngài từ Thanh Hoá trở về, cũng ngồi nghỉ tại nơi đây sau một chặng hành trình mỏi mệt và nhận được tin ngài đã mất, bà vật vã khóc than thương tiếc rồi ngay đêm đó bà đã nhảy xuống giếng Xá tuẫn tiết, bên đền này cũng có một cái giếng kè đá tục gọi giếng Bà Cua, dân làng sau khi tu bổ đổi tên gọi là đền Bà Cua, lấy nơi đó làm chỗ thờ bà. Mộ bà được táng ở gò đất nổi giữa đầm nước, phía sau đền thờ ngài tục gọi mả Mẫu. Đền thờ Bà Cua từ đó được dân làng lấy làm nơi đón tiếp thi thể những người làng khi chết ở xứ ngoài đưa trả về bản quán".
Khu Lăng mộ của NGUYÊN THÁNH NGHĨA MẪU NGUYỄN THỊ MINH là mẹ của Thần Hoàng làng Đồng Tỉnh, xưa kia là một cái gò nhỏ nhô cao ở bên rìa cánh đồng, xung quanh là ao nước. Sau này người ta dần dần lấp ao và làm nhà tràn ra xung quanh khu Lăng mộ. Có rất nhiều tai họa cho những gia đình lấn chiếm đất của khu Lăng mộ này để làm nhà. dienbatn đã khôi phục những câu đối ở 2 bên cổng và những dòng chữ viết rất xấu trên Lăng mộ của Nguyên Mẫu trên chất liệu đá granít.
Riêng đôi câu đối viết tại cổng khu Lăng mộ khá thú vị.
Viết lại đôi câu đối như sau:
CÂU ĐỐI TẠI CỔNG MỘ NGUYÊN THÁNH NGHĨA MẪU.
萱花葬此方
椿樹歸何處
huyên hoa táng thử phương
xuân thụ quy hà xứ.
Huyên Hoa biểu thị cho mẹ.
萱 huyên
Cỏ huyên. Một tên là vong ưu 忘憂, lại gọi là nghi nam 宜男 hoa lá đều ăn được cả.
Kinh Thi 詩經 có câu yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối 焉得萱草, 言樹之背 sao được cỏ huyên, ở sau nhà phía bắc, tức là hoa này vậy. Nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi mẹ là huyên đường 萱堂.
花 hoa
Hoa, hoa của cây cỏ. Như cúc hoa 菊花 hoa cúc.
Tục gọi các vật lang lổ sặc sỡ như vẽ vời thuê thùa là hoa. Như hoa bố 花布 vải hoa.
Danh sắc phiền phức cũng gọi là hoa. Như hoa danh 花名 một bộ có nhiều tên.
Nốt đậu. Trẻ con trồng đậu gọi là chủng hoa 種花, lên đậu mùa gọi là thiên hoa 天花.
Hao phí. Như hoa phí 花費 tiêu phí nhiều.
Nhà trò, con hát.
Năm đồng tiền gọi là một hoa.
Xuân thụ biểu thị cho cha.
椿 xuân, thung
Cây xuân. Ông Trang Tử 莊子 nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu. Vì thế, người ta hay dùng chữ xuân để chúc thọ. Nay ta gọi cha là xuân đình 椿庭 cũng theo ý ấy.
Tục đọc là chữ thung.
樹 thụ
Cây.
Cái bình phong che cửa. Như bang quân thụ tắc môn 邦君樹塞門 vua dựng bình phong che cửa.
Trồng trọt (trồng tỉa).
Thụ lập (dựng nên). Như kiến thụ 建樹 sáng lập hết thảy các cái.
Có một bài văn tế cha
"Than ôi ! Mây che núi Thái
Gió ngã cây Thung"
"Xuân thụ quy hà xứ"là nói về Cha quy về nơi nào.
萱花葬此方
椿樹歸何處
huyên hoa táng thử phương
xuân thụ quy hà xứ.
MẸ TÁNG Ở CHỖ NÀY.
CHA QUY VỀ XỨ NÀO.
Câu đối nhiều điển tích thật hay.
Có một điều lạ ở đây mà dienbatn chưa trả lời được: Theo văn bản thì bà Nguyễn Thị Minh là mẹ đẻ của Thần Hoàng làng Đồng Tỉnh nhưng theo chữ trên mộ thì 源聖義母 - NGUYÊN THÁNH NGHĨA MẪU - Tức là mẹ nuôi của Thần Hoàng làng Đồng Tỉnh ????
dienbatn đang bàn với Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ Cao Phúc Sơn và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hưng Thịnh cùng nhân dân thôn Đồng Tỉnh sẽ đóng góp sửa sang lại khu Lăng mộ này.
XIN THEO DÕI TIẾP
BÀI 3
BÀI 1
BÀI 2.
dienbatn.
No comments:
Post a Comment