[1] Xem xét những phần quan trọng viết về mạch lý trong sách y học, để làm thơ bằng quốc ngữ.
[2] Mạch Phù: Phù là nổi lên trên. Mạch nổi, nhẹ như lông ngổng, ấn tay xuống thấy sức yếu.
[3] Mạch Trầm: Trầm là chìm. Ấn mạnh tay xuống mới thấy mạch, nâng tay lên thì không thấy gì.
[4] Mạch Trì: Trì là chậm chạp. Mỗi hơi thở mạch nhảy 3 lần trở xuống (Mạch nhảy < 60 lần/phút),
[5] Mạch Sác: Mạch nhảy 6 lần trở lên (> 90lần/phút. (Sác là luôn luôn).
[6] Mạch Hoạt: Mạch đi lanh lẹ, trơn tru như hạt châu lăn trên mâm. (Hoạt là trơn tru).
[7] Mạch Sắc còn gọi Sáp. Mạch nhỏ mà chậm, đi lại khó khăn, mạch nhảy khi năm khi ba, không đều, xem xét khó khăn. (Sắc là rít)
[8] Mạch Hư: Hư là trống rỗng. An tay xuống không thấy gì, nâng tay lên thấy mạch chậm, lớn, vô lực, xem không rõ ràng.
[9] Mạch Thực: Ấn tay xuống, nâng tay lên đều có sức. (Thực là đầy đủ)
[10] Mạch Trường: Mạch có sức, lớn, dài, thân mạch tràn qua vị trí của nó. Thấy rõ đầu mạch, đuôi mạch. (Trường là dài)
[11] Mạch Đoãn: Đoãn là ngắn, không thấy được đầy đủ ở toàn bộ vị trí. Mạch Đoãn rõ ràng hơn mạch Vi
[12] Mạch Hồng: Mạch nổi đầy dưới tay. Mạch đến cuồn cuộn như làn sóng, khi đến thì mạnh, khi đi kém dần, như nước sôi.
[13] Mạch Vi: Mạch không có sức, rất nhỏ, mềm, như có như không. Lờ mờ không rõ ràng. (Vi là nhỏ).
[14] Mạch Khẩn: Chạm tay vào thấy dáng khẩn trương, có sức, như hình vặn dây thừng. (khẩn là gấp)
[15] Mạch Hoãn: Mạch đến 4 lần, khoan thai, hòa hoãn. (Hoãn la từ từ)
[16] Mạch Khâu: Mạch nổi lớn nhưng rỗng, như ấn vào cộng hành.
[17] Mạch Huyền: Mạch căng thẳng, mà dài, như dây cung, như dây đờn.
[18] Mạch Cách: Mạch nổi lớn, hơi nhanh, cứng rắn trên bề mặt, nhưng rỗng ở bên trong, như sờ vào da trống. (Cách là da trống).
[19] Mạch Lao: Ấn nặng tay xuống thấy mạch mạnh, lớn, căng, dài. Mạch chìm mà rắn. (Lao là vững bền)
[20] Mạch Nhu: Mạch nổi mà rất mềm, rỗng, nhỏ. Như lụa ngâm trong nước. Nhẹ tay mới thấy, nhưng rõ ràng hơn mạch Vi.(Nhu là mềm.yếu)
[21] Mạch Nhược: Chìm, nhỏ và rất mềm. Ấn vào mạch như muốn mất,vô lực. (Nhược là yếu ớt)
[22] Mạch Tán: Mạch nổi tán loạn. Nhịp đập mềm, không đều, sóng mạch không rắn, không rõ ràng như hoa rơi (Tán là tan ra).
[23] Mạch Tế: Ấn tay xuống, thấy mạch rõ, mềm, nhỏ, như tóc, như tơ, đi sát gân xương. (Tế là nhỏ nhoi)
[24] Mạch Phục: Mạch đi chìm rất sâu, ấn thật mạnh tay gần sát xương mới thấy mạch. (Phục là ẩn núp)
[25] Mạch Động: Mạch hơi nhanh, mạnh, mạch ngắn như hạt đậu lăn; chỉ thấy ở bộ Quan. (Động là chuyễn động).
[26] Mạch Xúc: Mạch đi nhanh (> 5 lần) mà có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Xúc là thúc dục)
[27] Mạch Kết: Mạch đi chậm, hòa hoãn, có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Kết là thắt buộc lại).
[28] Mạch Đợi: Mạch không có sức, lúc nhanh lúc chậm, có lúc ngừng đập theo một số nhất định. (Đợi là thay đổi)
** Nhị dương: Theo thuyết vận khí trong Nội Kinh thì Thiếu dương là nhứt dương; Dương minh là nhị dương; Thái dương là tam dương. Quyết âm là nhứt âm; Thiếu âm là nhị âm; Thái âm là tam âm.
CÁC MẠCH CHỦ BỆNH:
[29] Mạch Phù có lực (Hồng, Hoạt, Trường, Khẩn) là Dương chứng, Biểu chứng. Phù vô lực (Hư, Nhu, Tán, Vi) là phong, là âm hư, là thiếu máu..
[30] Mạch Trầm có lực: Chủ lý thực. Thực chứng thì nóng dử dội, nhiệt triều, hôn mê, phiền táo, khát nước.. Trầm thực (Lao) phải hạ.Trầm khẩn là hàn tà bao bó. Trầm sác là thấp nhiệt. Trầm vô lực (Vi, Tế, Nhược) là lý hư, phải dùng ôn bổ bằng Sâm, phụ, càn cương.
[31] Mạch Trì: Chủ hư hàn, có đau. Bệnh ở tạng. Phù Trì là biểu hàn; Trầm Trì là lý hàn. Trầm Trì quá là âm thoát dương cô.
[32] Mạch Sác: Chủ chứng nhiệt, là táo, là dương, là bệnh thuộc phủ. Sác vô lực là dương hư. Nội Kinh nói "Phú sác lắm, càng hư lắm”.
[33] Hoạt: Huyết nhiều mà khí ít. Bệnh thuộc thực. Mạch hoạt nói lên đàm ở hệ thống hô hấp hay chứng thực tích ở hệ tiêu hoá. Phụ nữ mất kinh mà có mạch hoạt là có thai. (Kiêm chư nhâm thần: Coi chừng có thai}.
[34] Mạch Sắc: Chủ huyết hư, tinh huyết bị thương tổn, thiếu máu, người gầy, suy nhược; cũng chủ hàn thấp. Trầm Sắc là huyết ứ.
[35] Mạch Hư : Chứng khí huyết đều hư, kinh sợ. Phù Hư là thương thử. Hư Sác là âm hư. Hư Trì là dương hư.
[36] Mạch thực: Chủ thực nhiệt. Nếu tả nhiệt mà nhiệt không lui, phải nghỉ do âm hư. Nhiệt làm thương âm.
[37] Mạch Trường: Chủ dương khí thịnh. Da dày xót, lưởi khô, là bệnh thế đang tăng.
[38] Mạch Đoãn: Khí uất tắc, thương tổn, hư suy. Đoãn đi phù là huyết trệ. Đoãn đi trầm thì bụng trướng, đau.
[39] Mạch Hồng: Nhiệt thịnh, dương thạnh âm vong. Phép chữa phải tư âm giáng hỏa hay thăng dương tán hỏa.
[40] Mạch Vi: Chủ âm huyết, dương khí đều hư, lao sái, băng huyết.
[41] Mạch Khẩn: Chứng hàn bế, chứng đau. Phù khẩn tà khí ở biểu thì phát tán. Trầm khẩn: bụng dưới bi hàn bế, phải ôn ấm kinh huyết.
[42] Mạch Hoãn: Hoãn mà hoạt đại là biểu thực, Vinh khí bất túc, vệ khí hữu dư, cảm phong hàn. Hoãn mà Trầm là khí huyết kém, thấp trệ. Đau lâu mà có mạch hoãn thì bệnh sắp lành, Chủ chứng thấp và ty hư.
[43] Mạch Khâu: Chủ huyết hư, mất máu, huyết bị thương tổn như thổ huyết, làm băng..
[44] Mạch Huyền: Chủ chứng Can mộc vượng, tỳ thổ suy sinh đàm ẩm, co rút.. Coi chừng có sán khí, đau nhức.
[45] Mạch Cách: Tinh huyết hư tổn, Gái thì băng huyết, con trai di tinh, mộng tinh.
[46] Mạch Lao: Chứng hàn thực, khí đầy xốc, sán khí, hàn tà phạm tỳ vị.
[47] Mạch Nhu: Chủ chứng ngoại thấp, chứng khí suy hư.
[48] Mạch Nhược: Khí huyết đều hư.
[49] Mạch Tán: Chủ nguyên khí ly tán, chân khí muốn tuyệt. Người có bộ hữu xích (Tướng hỏa) mà mạch tán thì rất nguy.
[50] Mạch Tế: Chủ khí huyết hư. Người gìa có mạch này thì hợp. Chủ nhiệt kết và lý hư. Người bị thổ huyết, ho ra máu có mạch này thì hợp.
[51] Mạch Phục: Chứng hàn khí bế tụ, chứng quyết nghịch, bụng dưới đau dử do thực tích, dương suy. Bạo bịnh (bịnh thình lình) mà mạch Phục do độc bệnh tích tụ, đàm ẩm không thông, nếu cho Thổ hay Hạ sẽ khỏi.
[52] Mạch Động: Khí huyết găng thịnh, có đau đớn, kinh sợ. Hư lao, băng huyết.
[53] Mạch Xúc: Chủ dương tà bị hảm bên trong, Mạch Xúc có lực là suyễn, đàm ẩm, khí huyết đình trệ.
[54] Mạch Kết: Chủ khí huyết uất kết, bực tức, đau nhức, trừng hà, tích tụ.
[55] Mạch Đợi chủ khí của tạng qúa suy,tuyệt, Kinh mạch bị ngăn trở do chứng sợ hải, do té ngã. Đều khó chữa.
[56] Mạch không theo chứng, chứng không theo mạch, bệnh hàn gỉa nhiệt, bệnh nhiệt gỉa hàn, đều là bệnh khó trị
[57] Mạch và hình thể không đồng nhau, cũng khó chữa.
[58] Thượng thực hạ hư sinh ho, suyễn, tức ngực..phải liễm giáng khí.
[59] Thượng hư hạ thực sinh SA TRỰC TRÀNG, TRĨ, SA DẠ CON, KIẾT LỴ …phải thăng đề thanh khí: Như Bổ trung, Sài cát giải cơ,Thăng ma cát căn…
[60] Bệnh nội thương mà có mạch ngoại cảm (Phù, Đại, Hoat, Sác) hay bệnh ngoại cảm lục dậm, ôn bệnh mà mạch đi của nội thương (Trầm, Tiểu, Sắc, Trì), đều là bệnh khó trị, phép chữa phải hay mới được.
[61] Bệnh nội thương ở tạng, ở kinh, phải hoà giải thiếu dương,hay dùng phép thâu, liễm để điều hoà khí huyết.
[62] Bệnh ngoại cảm nhưng tà khí đã bị liễm vào trong, mạch trầm hữu lực của Dương minh chứng, không phải nội thương, phải dùng tả hạ.
[63]Bệnh ngoại cảm, lục dâm đã liễm vào bên trong, hay ôn bệnh mới mắc, mạch Trầm hữu lực, nên dùng phép hòa giải, không được làm giáng thâu,tà sẽ bị bế, không giải được.
[64] Ôn tán: Tân ôn giải biểu. Thăng phù: đưa dương khí đi lên. Đầu tiên là bổ chính khí, rồi sau mới trừ tà khí.
[65] Ngoại cảm biểu chứng, có mạch: Phù, Đại, Hoạt, Sác. Phải trừ tà
[66] Bệnh nội thương, có mạch Trầm, Tiểu, Sắc, Trì . Phải bổ hư.
[67] Bộ thốn có mạch mà bộ xích không có mạch là chứng bụng đày do thương thực hay đàm uất, phải cho thổ (ói) ngay.
[68] Chỉ bộ xích có mạch là nguyên khí hư suy, phải bổ nguyên dương.
[69] Tam quan: Phong quan, khí quan, mạng quan.
[70] Dương can: Can khí xung thịnh.
[*] Nhị dương: Theo thuyết vận khí trong Nội Kinh thì Thiếu dương là nhứt dương; Dương minh là nhị dương; Thái dương là tam dương. Quyết âm là nhứt âm; Thiếu âm là nhị âm; Thái âm là tam âm.
- Lương y Trần Sỹ dịch thuật và Chú giải.
- Nhà thuốc Đông y Nguyên Hùng Đường.
- 8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- ĐT: 0988170818 - 0623823505.
- Email: Sy.nguyenhungbt.tran@gmail.com
No comments:
Post a Comment