Monday, August 22, 2011

Tô Ngọc Thanh


Tô Ngọc Thanh là Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Ngành Âm nhạc dân tộc học (Ethnomusicology).

Tô Ngọc Thanh sinh ngày 24 tháng 6 năm 1934, tại Hà Nội,
là con trai đầu của danh họa Tô Ngọc Vân,
quê ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên,
hiện cư trú tại Hà Nội.


Sự nghiệp


 1. Sơ lược tiểu sử
  • Sinh ngày 24 tháng 6 năm 1934
  • Quê quán: xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
  • Dân tộc: Kinh
  • Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Học vị: Tiến sỹ năm 1978. Tiến sỹ khoa học năm 1987, Ngành Âm nhạc dân tộc học (Ethnomusicology)
  • Học hàm: Phó Giáo sư năm 1984. Giáo sư năm 1990
  • Chức vụ:
    • Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
    • Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam,
    • Uỷ viên thường vụ, Ban Chấp hành Hội đồng quốc tế Âm nhạc truyền thống (ICTM)
     

 2. Quá trình công tác
  • 1947 - 1955: Tham gia cách mạng, cán bộ giáo viên kháng chiến.
  • 1956 - 1959: Học trường Âm nhạc Việt Nam.
  • 1960 - 1962: Công tác tại Bộ Văn hóa.
  • 1963 - 1971: Cán bộ khu Tự trị Tây Bắc.
  • 1971: Công tác tại Viện Nghệ thuật
  • 1974 - 1978: Làm luận án tiến sĩ tại Bungari.
  • 1979: Công tác tại Viện Âm nhạc (Bộ Văn hóa), Thư kí khoa học của Viện Âm nhạc.
  • 1980: Công tác tại Viện Nghiên cứu Lý luận và Lịch sử Nghệ thuật (Bộ Văn hóa).
  • 3/1981: Trưởng phòng sưu tầm nghệ thuật, Viện Nghiên cứu Lý luận và Lịch sử Nghệ thuật (Bộ Văn hóa)
  • 1983-1987: Làm luận án TSKH tại Bungari
  • 1988: Công tác tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
  • 6/1988: Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiêm Thư ký khoa học của Viện.
  • 9/1991: Phó viện trưởng phụ trách Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, đến tháng 12/1995.
  • Tháng 12/1995 - 12/1996: Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
  • 1989-2005: Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam khóa II, III, IV.
  • Từ 2005: Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhiệm kỳ V.

 3. Hoạt động đào tạo
  • Từ năm 1978 - 1984: Sáng lập, soạn giáo trình và giảng dạy môn Dân tộc học âm nhạc (Ethnomusicology) ở Nhạc viện Hà Nội.
  • Hướng dẫn thành công 7 luận án TS, 2 luận văn Ths. Giám đốc cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh của Viện từ năm 1991 đến năm 1996.
  • Từ năm 1988 đến nay: Tiếp tục giảng cho cao học và nghiên cứu sinh môn Dân tộc học âm nhạc, thỉnh giảng tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học Sư phạm Hà Nội; giảng ở các lớp tập huấn của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam về công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam.

 4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
4.1. Đề tài khoa học
  • Hoàn thành 2 đề tài ASEAN, 3 đề tài cấp Nhà nước


4.2. Hội nghị hội thảo
  • - Tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế ở Việt Nam và nước ngoài.


4.3. Bài tạp chí, báo cáo khoa học
  • Công bố 200 bài trên các tạp chí trong nước và nước ngoài bằng tiếng Anh, Nga, Bungari và tiếng Việt.
4.4. Sách
  • Fôn - clo Bâhnar (chủ biên), Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - Kon Tum xuất bản, 1988.
  • Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam, Trung tâm Văn hóa dân tộc thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1995.
  • Musical instrument of Việt Nam’s Minorities, Nxb. Thế giới 1997.
  • Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc, Nxb. Âm nhạc, Hà Nội, 1998.
  • Tư liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền, viết chung với Hồng Thao, Nxb. Âm nhạc, 1982.
  • Các vùng văn hóa Việt Nam, chủ biên: Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1955.
  • Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, chủ biên, Nxb. Âm nhạc, Viện Âm nhạc xuất bản, Hà Nội, 1999, song ngữ Việt - Anh.

 5. Khen thưởng, giải thưởng
  • Được Nhà nước tặng thưởng 2 huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất và nhiều huy chương các loại.
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Mới cập nhật Thứ hai, 28 Tháng 2 2011 12:15

Những công trình khoa học chính

  1. Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc, 1969
  2. Âm nhạc dân gian Mường, 1971
  3. Âm nhạc dân gian nhóm tộc người Nam Á ở Tây Bắc, 1974
  4. Âm nhạc dân gian nhóm Tay - Thái ở Việt Nam, 1979
  5. Fônclo Bâhnar. Chủ biên, 1982 (xuất bản 1988)
  6. Giới thiệu một số nhạc cụ các tộc thiểu số ở Việt Nam. Sách xuất bản 1995. Bản Tiếng Anh sách xuất bản 1997
  7. Tư liệu âm nhạc cung đình Huế (song ngữ Việt-Anh). Sách xuất bản 2000
  1. Hồ sơ khoa học về Nhã Nhạc (2002) và về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2004) trình UNESCO công nhận danh hiệu “Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại” Bản tiêng Việt và Bản tiếng Anh
  2. Ghi chép về văn hóa và âm nhạc. Sách xb 2007
  3. Khoảng hơn 100 bài tiểu luận, tham luận tiếng Việt, Nga, Bungari,Anh, công bố tại hội nghị, hội thảo, sách, kỷ yếu trong nước và ở nước ngoài.


Các bài viết sưu tầm trên mạng

  1. Giáo sư – TSKH. Tô Ngọc Thanh, học giả uyên bác, tài năng và hoạt động - Nguyễn Tiến Bình, 15/3/2014, Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam.
  2. GS Tô Ngọc Thanh và “Bách khoa thư” văn hóa dân gian - Cầm Trang, 26/5/2011, Báo Điện tử Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam.
  3. GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ta đang biến di sản thành tài sản Linh Tâm thực hiện, 14/6/2011, Báo Điện tử Lao Động
  4. Giữ cho di sản “sống” mãi - Dương Xuân (thực hiện), 05/06/2011, Báo Điện tử Dân Việt
  5. Vẫn giữ được “quỹ đạo trở về nguồn” - Vương Hà (Thực hiện), 06/05/2011, Báo Điện tử Quân Đội Nhân Dân.
  6. GS.TSKH Tô Ngọc Thanh: Lễ hội là cách nói duy lý dễ gây hiểu nhầm - Chi Anh (thực hiện), 16/02/2011, Báo Điện tử Lao Động.
  7. Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Thế giới đã biết đến âm nhạc truyền thống Việt Nam - Vương Hà (Thực hiện), 27/07/2010, Báo Điện tử Quân Đội Nhân Dân.
  8. Bắt đầu kế hoạch “Vươn tới tầm cao mới” - Mai Thi, 12/05/2010, Báo Điện tử Hànộimới
  9. Bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam - Lam Thanh, 31/08/2010, Báo Điện tử Nhân dân.
  10. 40 năm Hội Văn nghệ dân gian VN: "Tầm nhìn 2010" và xa hơn - Theo Cinet, 17/9/2007, Báo Điện tử Tuyên Quang.
  11. GS Tô Ngọc Thanh: Aó gấm mặc giữa ban ngày... - Khánh Linh, 12/2/2005, Báo Điện tử VietNamNet.
  12. GS. TSKH Tô Ngọc Thanh: Cần khôi phục môi trường cho cồng chiêng - T.L - HA, 19/11/2009, Báo Nhân Dân Điện tử.
  13. GS-TS Tô Ngọc Thanh: "Muốn truyền nghề phải có ba yếu tố" - Cao Ngọc thực hiện, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long
  1. Tô Ngọc Thanh - Vicas - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
  2. Hội viên: Tô Ngọc Thanh - Website Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
  3. GS. TSKH. TÔ NGỌC THANH - Website Nhân tài.
  4. GS. TSKH Tô Ngọc Thanh - hoangtuanqn, 14/05/2010, Blog Hoàng Tuấn Photographer.
  5. Tâm linh một cõi - Phạm Quang Đẩu, 07/02/2010, Diễn Đàn Forum.
  6. GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Suốt đời vì văn hóa dân tộc - Cao Minh, 15/01/2011, Báo Điện tử Sài Gòn Giải Phóng.
  7. GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh và lý do không nối nghiệp cha - Phạm Quang Đẩu, 17/05/2006, Báo CAND Điện tử.
  8. “Tôi còn ba việc lớn phải hoàn thành” - Mai Thi (thực hiện), 26/02/2010, Báo Điện tử Hànộimới.
  9. Giáo sư Tô Ngọc Thanh: 'Vất vả mấy tôi cũng vô tư' - Theo Lao Động, 06/06/2005, VnExpress.
  10. GSTS KH Tô Ngọc Thanh – một đời tâm đức với văn hoá dân gian - Đỗ Ngọc Quang, 19/07/2003, Việt Báo.
  11. Thừa Thiên - Huế vinh danh chín văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp cho địa phương - CÔNG HẬU, 14/10/2010, Báo Nhân Dân Điện tử.
  12. Những điều truyền tụng ở dòng họ Tô làng Xuân Cầu - Giáo sư - Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, Trang tin Điện tử Họ Tô Việt Nam


Chương trình Người đương thời - Câu chuyện về Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh do đài truyền hình Việt Nam thực hiện.
TOP TOP

3 comments:

  1. The particular in order to really wooly rice is to much longer source clear hemp assure the lake can
    be spicy whenever you want to add on the house. Raisins is required to be unhealthy very and the excess the stream went about getting obtainable tremendously.
    Microwave ovens are utilized at the time of physique, gasoline,
    any water, and consequently carbs elements,
    promoting the program to cook goodies. Extra high-priced toaster oven
    cookers possibly go your company comes with desire rotisseries,
    to aid you to make food a definite turkey possibly small yet successful roast.


    Stop by my blog post: exhaust fan for oven range

    ReplyDelete
  2. Ông là một người hiếm có, đã dành cả đời tìm tòi kho vàng trong văn hóa dân gian. Tiếc thay giới trẻ ngày nay vẫn chưa biết sợ nỗi sợ mất gốc. Mong rằng những công trình để lại cho chúng ta một con đường trở lại với văn hóa gốc của các dân tộc Việt Nam.

    ReplyDelete