Theo Wikipedia
Tô Hiệu (1912-1944) là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam.
Tô Hiệu sinh năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mời Xem:
Tô Hiệu (1912-1944) là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam.
Tô Hiệu sinh năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mời Xem:
Video: TÔ HIỆU - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường
(Thực hiện: Ngô Thế Hải - Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên)
Hoạt động cách mạng
Cha ông làm nghề dạy học. Ông đi học từ năm lên 6 tuổi, nhà nghèo nhưng học rất chăm chỉ.
Những năm 1925-1926 ông theo học trường Pháp - Việt tại thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như bãi khoá truy điệu cụ Phan Chu Trinh, tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, nên bị đánh trượt trong kỳ thi tiểu học.
Năm 1927 Tô Hiệu lên Hà Nội, vừa học vừa kiếm tiền nuôi thân, vừa tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh.
Năm 1928, vào Sài Gòn, cùng anh ruột là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng.
Năm 1929 ông là Đảng viên Quốc dân Đảng, hoạt động tại Sài Gòn.
Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Những năm tháng tại Côn Đảo, Tô Hiệu đi theo lý tưởng cộng sản và chỉ một thời gian sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1934, mãn hạn tù, ông bị bọn mật thám xếp vào loại “nguy hiểm”, phải về quê nhà và bị quản thúc.
Trong những năm tháng sống ở quê, không bỏ phí thời gian, ông tìm mọi cách liên lạc với Đảng và lại lao vào hoạt động. Ông còn vận động bà con thôn xóm góp công sức xây dựng trường học cho con em.
Năm 1935, không chịu được sự quản thúc của chính quyền thực dân ở địa phương, ông trốn đi Hà Nội hoạt động và được phân công xây dựng cơ sở cách mạng ở Thái Nguyên.
Mặc dù bị ho lao do kết quả 4 năm tù khắc nghiệt tại Côn Đảo, Tô Hiệu vẫn hăng hái công tác và năm 1936 được cử vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn, trực tiếp lãnh đạo phong trào ở Hà Nội. Ông viết bài đăng trên các báo công khai để hướng dẫn công tác và cử cán bộ xuống vùng mỏ hoạt động, nhờ đó phong trào đấu tranh của công nhân mỏ lên mạnh.
Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh được đẩy lên mạnh mẽ. Tại Hải Phòng, Tô Hiệu hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức nhiều cuộc đình công, biểu tình và trực tiếp tham gia đấu tranh. Các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện đời sống của công nhân các nhà máy xi măng, máy điện, máy tơ, máy nước… đạt kết quả.
Điển hình là cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng, bắt đầu từ ngày 16 tháng 4/1939 đến ngày 21 tháng 5/1939. Tô Hiệu trực tiếp chỉ đạo chi bộ Đảng nhà máy Tơ lãnh đạo tranh đấu, liên hệ với báo Đời Nay, yêu cầu đưa tin ủng hộ, gặp tổ chức Thanh niên dân chủ Pháp và Thanh niên dân chủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ. Đồng chí theo dõi sát từng ngày đề ra chủ trương và biện pháp đấu tranh đúng đắn phù hợp nên đấu tranh thắng lợi, bọn chủ đã phải giải quyết toàn bộ yêu sách của công nhân. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng có tổ chức, có kỷ luật, gây được tiếng vang lớn, được Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài quan tâm chú ý.
Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước của hàng ngàn công nhân tiểu thương và lao động thành phố Hải Phòng. Cảnh sát Pháp đàn áp bắt 72 người, trong đó có Tô Hiệu. Nhưng nhờ sự bảo vệ của anh chị em công nhân, Tô Hiệu khôn khéo thoát ra ngoài.
Những năm 1925-1926 ông theo học trường Pháp - Việt tại thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như bãi khoá truy điệu cụ Phan Chu Trinh, tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, nên bị đánh trượt trong kỳ thi tiểu học.
Năm 1927 Tô Hiệu lên Hà Nội, vừa học vừa kiếm tiền nuôi thân, vừa tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh.
Năm 1928, vào Sài Gòn, cùng anh ruột là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng.
Năm 1929 ông là Đảng viên Quốc dân Đảng, hoạt động tại Sài Gòn.
Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Những năm tháng tại Côn Đảo, Tô Hiệu đi theo lý tưởng cộng sản và chỉ một thời gian sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1934, mãn hạn tù, ông bị bọn mật thám xếp vào loại “nguy hiểm”, phải về quê nhà và bị quản thúc.
Trong những năm tháng sống ở quê, không bỏ phí thời gian, ông tìm mọi cách liên lạc với Đảng và lại lao vào hoạt động. Ông còn vận động bà con thôn xóm góp công sức xây dựng trường học cho con em.
Năm 1935, không chịu được sự quản thúc của chính quyền thực dân ở địa phương, ông trốn đi Hà Nội hoạt động và được phân công xây dựng cơ sở cách mạng ở Thái Nguyên.
Mặc dù bị ho lao do kết quả 4 năm tù khắc nghiệt tại Côn Đảo, Tô Hiệu vẫn hăng hái công tác và năm 1936 được cử vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn, trực tiếp lãnh đạo phong trào ở Hà Nội. Ông viết bài đăng trên các báo công khai để hướng dẫn công tác và cử cán bộ xuống vùng mỏ hoạt động, nhờ đó phong trào đấu tranh của công nhân mỏ lên mạnh.
Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh được đẩy lên mạnh mẽ. Tại Hải Phòng, Tô Hiệu hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức nhiều cuộc đình công, biểu tình và trực tiếp tham gia đấu tranh. Các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện đời sống của công nhân các nhà máy xi măng, máy điện, máy tơ, máy nước… đạt kết quả.
Điển hình là cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng, bắt đầu từ ngày 16 tháng 4/1939 đến ngày 21 tháng 5/1939. Tô Hiệu trực tiếp chỉ đạo chi bộ Đảng nhà máy Tơ lãnh đạo tranh đấu, liên hệ với báo Đời Nay, yêu cầu đưa tin ủng hộ, gặp tổ chức Thanh niên dân chủ Pháp và Thanh niên dân chủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ. Đồng chí theo dõi sát từng ngày đề ra chủ trương và biện pháp đấu tranh đúng đắn phù hợp nên đấu tranh thắng lợi, bọn chủ đã phải giải quyết toàn bộ yêu sách của công nhân. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng có tổ chức, có kỷ luật, gây được tiếng vang lớn, được Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài quan tâm chú ý.
Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước của hàng ngàn công nhân tiểu thương và lao động thành phố Hải Phòng. Cảnh sát Pháp đàn áp bắt 72 người, trong đó có Tô Hiệu. Nhưng nhờ sự bảo vệ của anh chị em công nhân, Tô Hiệu khôn khéo thoát ra ngoài.
Thời gian này Tô Hiệu bị bệnh lao phổi nặng, sức khoẻ giảm sút. Xứ ủy yêu cầu nghỉ chữa bệnh nhưng ông vẫn thiết tha xin tiếp tục công tác.
Tháng 10 năm 1939, Xứ uỷ Bắc Kỳ thành lập các khu Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương và vùng mỏ thuộc khu B (sau đó gọi là liên tỉnh B) trong đó Tô Hiệu làm Bí thư Khu uỷ, xúc tiến ra báo Chiến Đấu, cơ quan tuyên truyền của Khu uỷ B, bí mật lưu hành ở Hải Phòng, số đầu tiên ra ngày 7/11/1939 - số đặc biệt kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Ông chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Trước sự đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào, Tô Hiệu chuyển hướng hoạt động từ công khai rút vào bí mật, sàng lọc cán bộ công khai, người bị lộ chuyển công tác. Trong suốt thời kỳ hoạt động ở Hải Phòng, Tô Hiệu với cương vị Bí thư Khu uỷ B đã không thành lập Thành uỷ Hải Phòng mà trực tiếp lãnh đạo phong trào. Phong trào cách mạng ở Hải Phòng phát triển khá sôi nổi với hàng loạt các cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân, dân nghèo thành thị.
Ngày 1/12/1939, ông bị bắt trên đường đi in tài liệu, tại một cở sở in ở xóm Hạ Lý, khu vực nhà máy chỉ ở Hải Phòng. Bọn giặc tra tấn rất dã man nhưng ông tỏ rõ khí phách hiên ngang của người cộng sản. Những lúc hồi tỉnh ông lại tiếp tục tuyên truyền động viên anh em trong nhà lao Hải Phòng giữ vững chí khí cách mạng, đấu tranh chống chế độ nhà tù, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2/1940 trong nhà tù đế quốc. Chính quyền thực dân đưa ông ra xét xử ở toà án Kiến An, kết án 5 năm tù, sau đó giải lên trại giam Hỏa Lò, Hà Nội.
Năm 1940 ông bị đày lên Sơn La. Tại đây Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân, cải thiện chế độ nhà tù: tổ chức đấu tranh đòi nhà tù bảo đảm bữa ăn, giữ gìn sức khoẻ để đấu tranh lâu dài. Chi bộ bí mật ra báo Suối Reo, công khai tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tuyên truyền giác ngộ Cách mạng trong và ngoài nhà tù, tổ chức vượt ngục… Ông cùng với một số đồng chí viết tài liệu, mở lớp chính trị, văn hóa giảng dạy cho bạn tù “biến nhà tù thành trường học” và đào tạo cán bộ cách mạng, tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng ở bên ngoài, thực hiện chương trình học chính trị, huấn luyện Chủ nghĩa Mác, công tác quần chúng, cách tổ chức và hoạt động bí mật... Đặc biệt ở đây còn có cả lớp huấn luyện quân sự. Lý thuyết học Du kích chiến, thực hành thì lợi dụng những khi phải đi rừng lấy củi, tranh thủ tuyên truyền giác ngộ những người lính, họ giao súng cho mình và hướng dẫn sử dụng. Từ đây ra có nhiều đồng chí trở thành các tướng lĩnh đầu tiên của quân đội, nhiều bộ trưởng, nhiều xứ uỷ viên và cả Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, nhiều đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Chính phủ ta sau này.
Do cuộc sống khắc nghiệt của nhà tù cùng với sự tra tấn tàn bạo của kẻ địch, sức khỏe Tô Hiệu ngày một giảm sút, nhưng ông vẫn tin tưởng, lạc quan. Năm 1943, nghe tin Hồng quân Liên Xô thắng lớn ở Lêningrát, tuy đang mệt nhưng ông đã nhận định “Liên Xô sẽ thắng, phát xít sẽ thua, chiến tranh sẽ kết thúc, cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi”.
Ngày 7/3/1944 Tô Hiệu qua đời tại nhà tù Sơn La. Mộ ông được an táng tại nghĩa trang Vườn ổi.
Nhiều đường phố, trường học, nông trường mang tên Tô Hiệu.
Tháng 10 năm 1939, Xứ uỷ Bắc Kỳ thành lập các khu Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương và vùng mỏ thuộc khu B (sau đó gọi là liên tỉnh B) trong đó Tô Hiệu làm Bí thư Khu uỷ, xúc tiến ra báo Chiến Đấu, cơ quan tuyên truyền của Khu uỷ B, bí mật lưu hành ở Hải Phòng, số đầu tiên ra ngày 7/11/1939 - số đặc biệt kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Ông chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Trước sự đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào, Tô Hiệu chuyển hướng hoạt động từ công khai rút vào bí mật, sàng lọc cán bộ công khai, người bị lộ chuyển công tác. Trong suốt thời kỳ hoạt động ở Hải Phòng, Tô Hiệu với cương vị Bí thư Khu uỷ B đã không thành lập Thành uỷ Hải Phòng mà trực tiếp lãnh đạo phong trào. Phong trào cách mạng ở Hải Phòng phát triển khá sôi nổi với hàng loạt các cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân, dân nghèo thành thị.
Ngày 1/12/1939, ông bị bắt trên đường đi in tài liệu, tại một cở sở in ở xóm Hạ Lý, khu vực nhà máy chỉ ở Hải Phòng. Bọn giặc tra tấn rất dã man nhưng ông tỏ rõ khí phách hiên ngang của người cộng sản. Những lúc hồi tỉnh ông lại tiếp tục tuyên truyền động viên anh em trong nhà lao Hải Phòng giữ vững chí khí cách mạng, đấu tranh chống chế độ nhà tù, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2/1940 trong nhà tù đế quốc. Chính quyền thực dân đưa ông ra xét xử ở toà án Kiến An, kết án 5 năm tù, sau đó giải lên trại giam Hỏa Lò, Hà Nội.
Năm 1940 ông bị đày lên Sơn La. Tại đây Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân, cải thiện chế độ nhà tù: tổ chức đấu tranh đòi nhà tù bảo đảm bữa ăn, giữ gìn sức khoẻ để đấu tranh lâu dài. Chi bộ bí mật ra báo Suối Reo, công khai tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tuyên truyền giác ngộ Cách mạng trong và ngoài nhà tù, tổ chức vượt ngục… Ông cùng với một số đồng chí viết tài liệu, mở lớp chính trị, văn hóa giảng dạy cho bạn tù “biến nhà tù thành trường học” và đào tạo cán bộ cách mạng, tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng ở bên ngoài, thực hiện chương trình học chính trị, huấn luyện Chủ nghĩa Mác, công tác quần chúng, cách tổ chức và hoạt động bí mật... Đặc biệt ở đây còn có cả lớp huấn luyện quân sự. Lý thuyết học Du kích chiến, thực hành thì lợi dụng những khi phải đi rừng lấy củi, tranh thủ tuyên truyền giác ngộ những người lính, họ giao súng cho mình và hướng dẫn sử dụng. Từ đây ra có nhiều đồng chí trở thành các tướng lĩnh đầu tiên của quân đội, nhiều bộ trưởng, nhiều xứ uỷ viên và cả Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, nhiều đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Chính phủ ta sau này.
Do cuộc sống khắc nghiệt của nhà tù cùng với sự tra tấn tàn bạo của kẻ địch, sức khỏe Tô Hiệu ngày một giảm sút, nhưng ông vẫn tin tưởng, lạc quan. Năm 1943, nghe tin Hồng quân Liên Xô thắng lớn ở Lêningrát, tuy đang mệt nhưng ông đã nhận định “Liên Xô sẽ thắng, phát xít sẽ thua, chiến tranh sẽ kết thúc, cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi”.
Ngày 7/3/1944 Tô Hiệu qua đời tại nhà tù Sơn La. Mộ ông được an táng tại nghĩa trang Vườn ổi.
Nhiều đường phố, trường học, nông trường mang tên Tô Hiệu.
❧ ❀ ❧
Cống hiến
Trích "Gương hy sinh Tinh thần Tô Hiệu" của nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh.
Trích thư của ban liên lạc nhà tù Sơn La gửi Trung ương Đảng ngày 15/10/1997
"Với tính điềm đạm, nhẫn nại và đầy đức tính hy sinh, anh xứng đáng là một chiến sĩ cộng sản khuôn mẫu".
Trích thư của ban liên lạc nhà tù Sơn La gửi Trung ương Đảng ngày 15/10/1997
„Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hi sinh vì công việc cách mạng, đồng chí Tô Hiệu đúng là người cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có”.
Trích tựa của đồng chí Đỗ Mười, cố vấn BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuốn sách „Tinh thần Tô Hiệu”
„ ...Đồng chí Tô Hiệu là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng tham gia hoạt động cách mạng từ thuở thiếu niên và đã hy sinh ở nhà ngục Sơn La năm 1944 lúc ba mươi hai tuổi. Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng những cống hiến của đồng chí cho dân tộc, cho cách mạng thật là to lớn”
❧ ❀ ❧
Cây đào Tô Hiệu
Ngày nay, đến thăm di tích Nhà tù Sơn La, giữa những bức tường đá nhà ngục lạnh lẽo, có một cây đào mang tên Tô Hiệu, mọc bên tường xà lim năm xưa. Cây đào này được cho là do ông trồng và chăm sóc, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là cây đào kỷ niệm Tô Hiệu.
Dù sao thì "Cây đào Tô Hiệu" - biểu tượng cách mạng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ Đảng kiên trung của nhà tù - cũng đã trở thành một kỷ vật thiêng liêng, hiện thân cho ý chí, tinh thần chiến đấu bất khuất của những người cộng sản.
Dù sao thì "Cây đào Tô Hiệu" - biểu tượng cách mạng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ Đảng kiên trung của nhà tù - cũng đã trở thành một kỷ vật thiêng liêng, hiện thân cho ý chí, tinh thần chiến đấu bất khuất của những người cộng sản.
Xem:
- Loạt bài về "Cây đào Tô Hiệu" - Chuyên trang "Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà Cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu (1912 - 2012)".
- Thăm Nhà tù Sơn La và cây đào Tô Hiệu - Kim Dung, 24/7/2009, Tổng cục Du lịch.
- Nhà thơ Tạ Hữu Yên: Đưa cây đào Tô Hiệu vào thơ - Yên Khương, 31/01/2010, Thể thao Văn hóa Online.
- Anh về cùng mùa hoa - Nhà thơ Tạ Hữu Yên.
- Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng phản biện về "Cây đào Tô Hiệu" - Lại Nguyên Ân, viet-studies ngày 21-2-2010.
- Cây đào Tô Hiệu - timestravel.vn
Video: Hát dưới cây đào Tô Hiệu
Sáng tác: Hồ Bắc - Trình bày: Thanh Hòa
❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀
Bên cây đào Tô Hiệu
Đỗ Văn Luyến
Mấy mươi năm đã qua rồi
Bên cây thêm nhớ thương người đi xa
Mãi còn đây những mùa hoa
Bao nhiêu ước vọng gửi qua sắc đào!
Bên cây thêm nhớ thương người đi xa
Mãi còn đây những mùa hoa
Bao nhiêu ước vọng gửi qua sắc đào!
--------------
Báo Công An Nhân Dân > Văn Nghệ Công An > Thơ
Câu đối mừng Xuân 1942 của đồng chí Tô Hiệu
"Hẹn với non sông đưa mới lại
Mở toang cửa ngục đón xuân vào"
Các bài viết sưu tầm trên mạng
- Sách: Tinh thần Tô Hiệu
- Gương hy sinh tinh thần Tô Hiệu - Báo "Cờ Giải Phóng" số 10 ra ngày 28/1/1945. Bút danh Quyết Chiến là của đồng chí Trường Chinh, lúc đó là Tổng Bí thư kiêm Tổng Biên tập Báo "Cờ Giải Phóng" - Báo Lao động số 66 Ngày 06/03/2004
- Tô Hiệu – Người chiến sĩ Cộng sản kiên trung - PV, 24/08/2010, VOV News Báo điện tử Đài TNVN
- Suốt đời hy sinh vì cách mạng và dân tộc - Vừ A Páo, 6/3/2009, Tạp chí Xây dựng Đảng.
- TÔ HIỆU - Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 4, tr.453, Việt Nam thế kỉ 20.
- Chiến sỹ bị tù tại Hỏa Lò đón nhận danh hiệu Anh hùng - Lam Hạnh, 29/04/2011, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.
- Tô Hiệu (1912-1944) - Dương Thị Cẩm, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên.
- Tô Hiệu (1912-1944) - Tô Khuyên, Thư Viện thành phố Hải Phòng. -------
- Tướng Hoàng Minh Đạo, người đặt nền móng cho tình báo quân sự - ĐTN, Lịch sử - Văn hóa.
Anh về cùng mùa hoa
Nhà thơ Tạ Hữu Yên
Rớt xuống trang thơ tôi
Cánh hoa đào phớt đỏ
Chiều Sơn La lặng gió
Tôi nghe hoa thì thầm
Tôi nghe nụ nảy nầm
Từ kẽ tường nhà ngục
Trở trăn và khó nhọc
Trong giá lạnh mùa đông
Cái hạt non anh trồng
Nở mùa đào cộng sản
Nụ hoa chúm chím hồng
Khoảng trời bừng nắng rạng
Cánh hoa đào phớt đỏ
Chiều Sơn La lặng gió
Tôi nghe hoa thì thầm
Tôi nghe nụ nảy nầm
Từ kẽ tường nhà ngục
Trở trăn và khó nhọc
Trong giá lạnh mùa đông
Cái hạt non anh trồng
Nở mùa đào cộng sản
Nụ hoa chúm chím hồng
Khoảng trời bừng nắng rạng
Trái tim người cách mạng
Sẽ không héo bao giờ
Gieo ý nhạc vần thơ
Cho mai sau hát mãi
Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa?
Sẽ không héo bao giờ
Gieo ý nhạc vần thơ
Cho mai sau hát mãi
Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa?
-----------------------
Đầu tiên bài thơ mang tên "Mùa hoa cộng sản". Sau khi đăng báo, bài thơ được chọn in vào Sách giáo khoa văn học để phục vụ công tác giáo dục, Ban tuyển chọn lấy câu thơ cuối của bài thơ đặt lại thành "Anh về cùng mùa hoa".
TOP
TOP
http://vtc.vn/395-300062/phong-su-kham-pha/phong-su/chuyen-chua-biet-ve-cuoc-vuot-nguc-son-la-huyen-thoai.htm
ReplyDeletehttp://vtc.vn/395-300153/phong-su-kham-pha/phong-su/hanh-trinh-vuot-nguc-son-la-cua-nhung-huyen-thoai-2.htm