Friday, June 3, 2011

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)


  

Theo Wikipedia

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức "Thiếu nữ bên hoa huệ".
Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ.

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 (một vài tài liệu viết ông sinh năm 1908) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.


Sự nghiệp


"Họa sĩ Tô Ngọc Vân và tinh thần dân tộc trong nghệ thuật" - Video của Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.

Video về Tô Ngọc Vân


Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931.

Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp.
Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng Cốc, Huế...
Ông hợp tác với các báo Phong HóaNgày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị...

Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác.

Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp.
Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.

Thầy trò trường Mỹ thuật đi công tác "Sản xuất - Tiết kiệm". Thái Nguyên. 1952

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer.



Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ.

Tháng 11/1954, ngay sau khi thủ đô được tiếp quản, tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc, toàn bộ tranh của Tô Ngọc Vân vẽ trong thời gian kháng chiến đã được tặng giải thưởng lớn.

Để tưởng nhớ ông, khoá học 1955 – 1957 của Trường Mỹ thuật Việt Nam đã mang tên Tô Ngọc Vân.

Năm 1956, thi hài ông được chuyển từ nơi hy sinh về an táng tại nghĩa trang Thanh Xuân (Hà Nội). Năm 1969, được Nhà nước công nhận là liệt sĩ và chuyển hài cốt về an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân đã được triển lãm nhiều lần trong nước và trên thế giới, được hoan nghênh và đánh giá rất cao. Do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị đã bị thất lạc, thời gian phá huỷ. Số còn lại, cơ bản là ký họa và một số ít tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài đang còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã được truy tặng

Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửaCraters_on_Mercury_(PIA10938).jpg:
NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington
To Ngoc Van's Central Pit
The two largest craters in this image are Burns (43 km in diameter) and To Ngoc Van (71 km in diameter).
Date acquired: April 22, 2011
Image Credit: NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington
trên sao Thủy[1].




Họa sĩ Tô Ngọc Vân (ảnh trong sưu tập của gia đình họa sĩ Joseph Inguimberty) vietnamfineart.com.vn

Họa sĩ Tô Ngọc Vân thời trẻ.
vnexpress.net

Sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đi thực tế ở nông thôn.
Từ trái sang: Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ.
vietnamfineart.com.vn
Chiến khu Việt Bắc 1951. Trên đường công tác - họa sĩ Tô Ngọc Vân (người cầm gậy) phía sau ông là họa sĩ Quang Phòng (bên trái), họa sĩ Trần Văn Cẩn (bên phải) và một số người khác. vietnamfineart.com.vn

Tác phẩm tiêu biểu



Trước 1945
Đều là tranh sơn dầu.


Sau 1945
  • Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu)
  • Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948)
  • Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954)
  • Hai chiến sĩ (màu nước - 1949)

Ngoài ra ông còn để lại nhiều ký họa được vẽ trong thời kỳ kháng chiến.
Bức "Thiếu nữ bên hoa huệ"




Thành tựu nghệ thuật


Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một nghệ sĩ với nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng, một nhà giáo đã có công tổ chức lãnh đạo Trường Mỹ Thuật, giảng dạy nhiều thế hệ họa sĩ từ thời Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Mỹ thuật Kháng chiến, người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật Việt nam, người có công xây dựng và là tấm gương sáng của các thế hệ nghệ sĩ tạo hình Việt nam.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân tuy không dài nhưng đã để lại dấu ấn đậm nét với những tác phẩm và các quan điểm nghệ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến nền mỹ thuật Việt Nam.

Tô Ngọc Vân một trong những họa sĩ tiêu biểu của giai đoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Tên tuổi của họa sĩ Tô Ngọc Vân gắn liền với nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Tấm lòng chân thành đối với nghệ thuật và tình yêu đất nước đã khơi nguồn để ông đến với hội họa và trở thành một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).

Trong lịch sử mỹ thuật cận hiện đại Việt Nam, Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng uyên bác, một cán bộ tổ chức đầy năng lực, một người thầy giỏi có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ nghệ sĩ và có tiếng vang đến người yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài.

Nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại trưởng thành và phát triển với nhiều thành tựu như ngày nay là nhờ sự đóng góp rất to lớn của lớp họa sĩ đầu tiên, mà Tô Ngọc Vân là người đầu tiên trong số những người đầu tiên cần được nhắc tới ấy.

Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tô Ngọc Vân luôn giữ vị trí trang trọng với tư cách một danh hoạ, một nhà sư phạm mẫu mực và một nhân cách lớn.

Không chỉ để lại cho đời những hoạ phẩm tuyệt vời, ông còn giúp xây dựng một đội ngũ học trò tài năng. Trên cương vị là thầy dạy vẽ của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thời kỳ trước Cách mạng), hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam (thời kỳ sau Cách mạng), họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều họa sĩ có tên tuổi của Việt Nam... Lớp học trò của ông đang là chỗ tựa vững chắc nhất cho nền mỹ thuật cách mạng, dân tộc và đổi mới hiện nay.

Là một trong 8 họa sỹ hàng đầu của Việt Nam được vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã để lại cho hội họa nước nhà những tác phẩm đặc sắc mang tầm quốc tế. Tô Ngọc Vân còn được nhiều người biết đến với tên gọi nhà phê bình mỹ thuật tài danh gây sự chú ý lớn đối với giới trí thức trong và ngoài nước.

Không chỉ có vẽ để thể hiện và khẳng định tinh thần dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, Tô Ngọc Vân còn tích cực viết báo bày tỏ quan điểm của mình. Ông là một trong số hiếm hoi nhà phê bình mỹ thuật thời đó và đồng thời là một họa sỹ tài danh nên các bài viết của ông gây sự chú ý lớn đối với giới trí thức và những người có thiện cảm với hội họa hiện đại Việt Nam thời kỳ đầu. Ông đã viết: Quan điểm về nghệ thuật, nghệ thuật dân tộc, về Nguyễn Gia Trí, Bước đầu hội họa Việt Nam hiện đại, Nguyễn Gia Trí với sơn ta - Cái đẹp trong hội họa...


Gia đình - Chú thích - Liên kết ngoài


Gia đình

Con trai trưởng là GS TSKH Tô Ngọc Thanh
Tổng Thư ký Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam.

Con gái là TS, KTS Tô Thị Toàn
- Đại biểu Quốc hội khóa X, XI - Kiến trúc sư, Phó trưởng ban thường trực, UV UBKHCN-MT của QH, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư HN, UV thường trực hội bảo tồn di sản Thăng Long HN, Uỷ viên BCH Hội KTS VN. FB Tô Thị Toàn

Con trai thứ ba là Họa sĩ Tô Ngọc Thành.
Con trai út Tô Ngọc Thạch


Chú thích
  1. [1] “Mercury: To_Ngoc_Van”. USGS. Truy cập 20/11/2009.
Gia đình họa sĩ Tô Ngọc Vân tại Việt Bắc năm 1950
(ảnh sưu tập gia đình hs LCN)
Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị
(Đăng tại SOI http://soi.com.vn/)
  1. Tranh cổ Việt Nam, tranh Tết - Tạp chí Thanh Nghị số 9, 2/1942, tr. 4-5 (Tại SOI, 14/4/2010)
  2. Họa sĩ và chiếc máy ảnh - Tạp chí Thanh Nghị số 13, 5/1942 (Tại SOI, 18/4/2010)


  1. Liên lạc hội-họa với nhiếp ảnh - Tạp chí Thanh Nghị số 15, 6/1942 (Tại SOI, 26/4/2010)
  2. Cái Đẹp trong tranh - Tạp chí Thanh Nghị số 19, 8/1942, chuyên mục “Để gần hội họa” (Tại SOI, 16/5/2010)
Liên kết ngoài
  1. Thông tin trên BKTT VN
  2. Thông tin trên Hội mỹ thuật Việt Nam
  3. Họa sĩ Tô Ngọc Vân - Giới thiệu và tác phẩm, CINET
  4. Một số tác phẩm của Tô Ngọc Vân - Thư viện mỹ thuật, Vườn TAO ĐÀN
  5. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) - HS Trần Khánh Chương (CT Hội Mỹ thuật Việt Nam), 5/2/2007, Đông Tác giao lưu
  6. Danh họa Tô Ngọc Vân: Học rồi mới phán - Minh Huyền, 27/06/2012, Báo Công An Nhân Dân.
  7. Tô Ngọc Vân - Bậc thầy nghệ thuật tranh sơn dầu - Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+), 28/01/2012.
  8. TÔ NGỌC VÂN - Một tài năng, một nhân cách lớn - Thanh Vũ, 27/6/2003, Trai tim Viet Nam Online (theo Báo Nhân dân).
  9. Một tài năng, một nhân cách lớn - Lê Quốc Bảo, 14/12/2001, Báo Lao Động.
  10. Tô Ngọc Vân - Người thả hồn dân tộc vào tranh - Trí Dũng (Sưu tầm), 21/7/2011, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên
  11. Danh Họa Tô Ngọc Vân - Người Thầy Của Khóa Mỹ Thuật Kháng Chiến - NML, THÔNG TIN MỸ THUẬT SỐ 15-16, Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM
  12. Triển lãm tranh, ký họa Tô Ngọc Vân (1906-1954) và triển lãm tranh Tô Ngọc Thành - Đòan Đức Thành, 10/5/2011, Blog Kiến trúc Việt
  13. Đèo Lũng Lô và danh họa liệt sĩ Tô Ngọc Vân - Theo Báo Yên Bái, 25/7/2011, Chaobuoisang.net
  14. Kỷ niệm ngày mất Tô Ngọc Vân (15-12-1908 – 17-06-1954) - VietStamp.net
  15. Tưởng nhớ Tô Ngọc Vân - Ngọc Hiếu, 14/05/2004, Báo Hànộimới.

  1. Chuyện chưa kể về Tô Ngọc Vân và bức vẽ cuối cùng - Tân Linh, 14/06/2009, Thể thao Văn hóa.
  2. Danh họa Tô Ngọc Vân: Chuyện vui buồn từ những danh hiệu - Nguyễn Thuỵ Miên, 26/10/2010, Báo Công An Nhân Dân Điện tử.
  3. Tô Ngọc Vân cánh chim đầu đàn của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại - Trịnh Chu, 07/10/2010, Báo Lâm Đồng Online.
  4. Đèo Lũng Lô và danh họa liệt sĩ Tô Ngọc Vân - Lý Kim Khoa, 25/7/2011, Báo Yên Bái.
  5. Danh họa Tô Ngọc Vân - Từ những nẻo đường chiến dịch - Ngọc Giang, 8/5/2007, Báo Giao thông Vận tải điện tử .
  6. Người họa sỹ xung kích trong kháng chiến chống Pháp năm xưa - Họa sĩ Trần Khánh Chương(Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam), 9/1/2007, Tạp chí Quê Hương Online .
  7. Tô Ngọc Vân - Tấm gương cao đẹp về cuộc đời và nghệ thuật - Vân Anh, "ART IS MY LIFE".
  8. Danh họa Tô Ngọc Vân và tranh biếm về những sự kiện "nóng" - Lý Trực Dũng, 21/7/2009, TT&VH Online.
  9. 70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ - Nguyễn Thuỵ Miên, 26/12/2013, Báo Công an nhân dân điện tử.
  10. Tô Ngọc Vân – tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam, 1906 – 1954 - Bài tổng hợp, 2016, Blog Làng Xuân Cầu.
  11. Tô Ngọc Vân - Nhà danh họa khả kính - Đan Thanh, 12/07/2016, Báo Văn nghệ.
  12. In English
  13. To Ngoc Van (Vietnam 1906-1954) To Ngoc Van (Vietnam 1906-1954)
    The painter To Ngoc Van was born on December 15th 1906, in the village of Xuan Cau, a commune of Nghia Tru, within the Van Giang district, Hai Hung province. He came from a modest family and was raised by his aunt. He spent his youth pursuing his passion for theatre. With a talent for drawing, he illustrated the main characters of the plays.

    He was admitted into the second class at the School of Fine Arts in Hanoi, in 1926, and graduated in 1931 along with Do Duc Truan and Thang Tran Penh of the painting section, and Vu Cao Dam who was from the sculpture section. He was well acquainted with the first generation Vietnamese artists which included many of the most renowned painters of the time: Le Pho, Mai Thu, Nguyen Phan Chanh, who were either graduates of the school or his fellow school mates at that time. Tardieu and Inguimberty were his teachers, of whom the latter had a great influence on his works.

    Extremely talented, To Ngoc Van was interested in painting on silk and using oil on canvas. Initially, he painted mainly elegant and sensual women. Dressed in their traditional costume, "ao dai", they posed languously in carefully-set interiors, consenting to a system that is witness to the restlessness that they seemed to experience. Did To Ngoc Van already have the premonition that this world was going to change, and that the social struggle of the classes was going to be a historical necessity? Most probably, as shown by the title he gave his works from 1931-1932: "The disillusioned", or "The disenchanted".

    This gifted student also used the oil on canvas technique, of which the present lot is a perfect illustration. This technique is precise: To Ngoc Van treats the volume with juxtaposed colour ranges. He applies his colours with a brush or a painting knife. They are placed side by side, while the intensity of the colours is graduating to lighter shades. A base tone is applied upon which the artist goes over again with either bands of shadow or enhancing lights. The general aspect of the landscape is done with large brushes while the subject is structured with the use of a knife.

    The extraordinary "up and down symmetry" that the painting expresses makes it a "manifesto" of the Vietnamese pictorial school. While the French Surrealists searched for a point where, notably, the "up and down" stopped being perceived as contradictory, To Ngoc Van resolved that the equilibrium must be invented or else it must not be. This prophetic implication is included in the painting.

    After receiving his honorary certificate at the Colonial Exposition of Paris in 1931, To Ngoc Van became a professor at the School of Fine Arts in Phnom Penh, Cambodia, from 1933 to 1935. In 1936, he returned to Hanoi where he started teaching at the School of Fine Arts.

    After the August revolution of 1945, a new school called the "School of Advanced Studies of Fine Arts" was created on October 8th, 1945. However the war did not allow regular sessions of classes. Finally, the "Secondary School of Fine Arts", which was known as the "School of Fine Arts of the Resistance" was opened in Dai Tu, in the province of Tai Nguyen. To Ngoc Van was the first rector of this school and taught, among others, Tran Van Can, Nguyen Khang and Nguyen Tu Nghiem. The school, however, never reached its full compliment: only 21 students followed the program. This program was based on the principles of "Combating while constructing" and "Learning life", and combined teaching with social life and the resistance against the French occupation. The professors and the students were implicated in important military and civil campaigns and in propaganda movements, notably in the production and savings. Thus, the works of To Ngoc Van became very militant: the soldiers, the peasants were depicted as revolutionaries; the guns of the "Viet Minh" combatants now replaced the elegant parasols. Death roamed. After the end of the 1940s, To Ngoc Van did not forget his own artistic quest and tried to use the laquer technique, which he was exposed to at the School of Fine Arts.

    To Ngoc Van died on June 17th, 1954, after a French bombardment.

    Along with Nguyen Phan Chanh and Nguyen Gia Tri, he is one of the three major Vietnamese artists who remained in the country.

    by Jean-Francois Hubert

    La maison pres de la riviere (The house near the river)
    signed and dated 'To Ngoc Van 1929' (lower right); signed and dated again on the reverse
    oil on canvas
    35 x 24 in. (90 x 60 cm.)
    Price Realized HK$119,500 ($15,393)
    - by Jean-Francois Hubert, Christie's.
  14. Life of famous artist To Ngoc Van - By Trieu Thuc Dan, Nguyen Art Gallery.



Mời xem tại Blog Danh họa Tô Ngọc Vân



TOP



No comments:

Post a Comment