Theo "Xuân Cầu Tô Thị Gia Phả"
Cụ Tô Huân tên hiệu là Trụ Giang (Làng có sông Nghĩa Trụ).
Năm 22 tuổi đỗ Tú tài khoa Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850).
Năm 24 tuổi đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tư, niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852).
Năm 40 tuổi thi Đình, đỗ Phó bảng thứ 7 khoa Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868) được vua cho hưởng vinh quy bái tổ.
Năm 41 tuổi được bổ chức Đồng Tri phủ, lĩnh Tri huyện Thanh Trì (Hà Nội), sau thăng chức phó Ngự Sử ở Kinh (Huế).
Mời xem:
Chuyện cụ đốc Đông
Cụ Phó bảng Tô Huân
Văn khắc >> Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12 - KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)
Cập nhật lúc 18h12, ngày 25/03/2009
明命己丑科第三甲同進士出身范王+貴武江金堆兵部尚書兼都察院右都御史平富總督。
明命壬辰科第三甲同進士出身范伯迢武江金堆太僕寺卿。
紹治壬寅科第三甲同進士出身潘廷揚東岸莊烈北寧督學侍講學士御阮名望安勇黃枚海陽督學。
紹治癸卯科第三甲同進士出身武文俊嘉林金+本場興化按察奉使。
紹治甲辰科第二甲進士出身阮文富東岸檢林後改名思僩奉使第三甲同進士出身阮正嘉平平吳海陽督學紹治丁未科第三甲同進士出身鄭春賞東岸名林山西按察。
嗣德辛亥制科博學宏才第一甲吉士及第第三名武輝翼桂陽廣覽水+禹臚寺卿。
嗣德辛未科第三甲同進士出身阮堪東岸檢林仕至侍郎。
成泰乙未科同進士香墨譚槏督學辛丑科同進士鄒魯阮廷恂督學明命壬辰科副榜如鱗阮茂擇先生。
紹治辛丑科副帮土塊武佐安先生同知府。
紹治壬寅科副榜芙留阮德鄰先生主事。甲辰科副榜春秀阮文安先生同知府。甲申科副帮萬斯阮品先生督學。
嗣德己酉科副榜東塗范選先生御史。己酉科副榜望月吳光光+翟先生。壬戌科副榜春雷阮廷潤先生副都御史休致。乙丑科副榜克念楊名立先生撫。乙丑科副榜玉開武桶先生布政戊 Mậu戊辰 Thần, thìn辰科 Khoa科副 Phó副榜 Bảng榜春 Xuân春球 Cầu球蘇 Tô蘇薰 Huân薰先 Tiên先生 Sanh, sinh生督 Đốc督學 Học學庚辰科副榜桐井潘文愛佐。
成泰己丑科副榜多遜鄧錫疇督學。己丑科副榜弄亭鄧樞督學。戊戌科副榜三山阮善繼知縣。戊戌科副榜春梂阮道慣辛丑科副榜多牛阮維善知縣。
創立碑亭侍郎前本省督學大卯舉仁杜仲瑋先生。
1. Chu Văn Nghị: Xem chú thích số 4, Bia số 84.
2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.
3. Đặng Văn Khải: Xem chú thích số 8, Bia số 84.
4. Phạm Quý: Xem chú thích số 8, Bia số 85.
5. Phạm Bá Thiều: Xem chú thích số 5, Bia số 86.
6. Phan Đình Dương: Xem chú thích số 2, Bia số 90.
7. Nguyễn Danh Vọng: Xem chú thích số 5, Bia số 90.
8. Vũ Văn Tuấn: Xem chú thích số 5, Bia số 91.
9. Nguyễn Văn Phú: Xem chú thích số 2, Bia số 92.
10. Nguyễn Chính: Xem chú thích số 10, Bia số 92.
11. Trịnh Xuân Thưởng: Xem chú thích số 6, Bia số 93.
12. Vũ Huy Dực: Xem chú thích số 2, Bia số 97.
13. Nguyễn Kham: Xem chú thích số 2, Bia số 103.
14. Hoàng Văn Hoè: Xem chú thích số 5, Bia số 104.
15. Đàm Liêm: Xem chú thích số 6, Bia số 107.
16. Nguyễn Đình Tuân: Xem chú thích số 1, Bia số 108.
17. Nguyễn Mậu Trạch (1805-?) người xã Như Lân huyện Văn Giang (nay thuộc xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh thứ 13. (1832). Ông làm quan đến Đồng Tri phủ, sau bị cách chức.
18. Vũ Tá An (?-?) người xã Thổ Khối huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cự Khối huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ 1. (1841). Ông làm Đồng Tri phủ.
19. Nguyễn Đức Lân (?-?) người Phù Lưu huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị thứ 2. (1842). Ông giữ các chức quan, như Tri huyện Tam Nông, Tri huyện Đan Phượng, Chủ sự Bộ Hình. Ông còn có tên là Nguyễn Đức Tiến.
20. Nguyễn Văn An (?-?) người xã Xuân Tú huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm Đồng Tri phủ.
21. Nguyễn Phẩm (?-?) người xã Vạn Tư huyện Gia Bình (nay thuộc xã Thái Bảo huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thân niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm làm Đốc học Sơn Tây, rồi về hưu.
22. Phạm Tuyển (?-?) người xã Đông Dư huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đông Dư huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849). Ông làm Ngự sử.
23. Ngô Quang Diệu (?-?) người xã Vọng Nguyệt huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849).
24. Nguyễn Đình Nhuận (1830-?) người xã Xuân Lôi huyện Quế Võ (nay thuộc xã Đại Xuân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15. (1862). Ông giữ các chức quan, như Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, Thị lang Bộ Lại, Tham tri Phó Đô Ngự sử, về hưu. Ông còn có tên là Nguyễn Duy Tân. Có tài liệu phiên là Nguyễn Đình Thuận.
25. Dương Danh Lập (1839-?) người xã Khắc Niệm huyện Tiên Du (nay thuộc xã Khắc Niệm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông giữ các chức quan, như Án sát Hà Tĩnh, làm Tuần phủ Thái Nguyên, thăng hàm Quang lộc Tự khanh. Sau ông về sống ở Hà Nội và mở trường dạy học.
26. Võ Giác (1842-?) người xã Ngọc Quan huyện Lương Tài (nay thuộc xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông làm Bố chánh Thái Nguyên. Ông còn có tên là Võ Trù. Có tài liệu ghi là Nguyễn Giác.
28. Phan Văn Ái (1850-?), hiệu là Đồng Giang 桐 江 người xã Đồng Tỉnh huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 33. (1880). Ông giữ các chức quan, như Kinh lược, Tham biện, hàm Quang lộc Tự khanh, Án sát Sơn tây. Ông còn có tên là Phan Văn Tâm.
29. Đặng Tích Trù (1854-?) người xã Đa Tốn huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đa Tốn huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tri phủ Xuân Trường, Đốc học. . Khi còn nhỏ ông có tên là Đặng Hữu Trù.
30. Đặng Quĩ (1845-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang (nay thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tu soạn, Giáo thụ, Đốc học.
31. Nguyễn Thiện Kế (1856-?) người xã Tam Sơn huyện Từ Sơn (nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.
32. Nguyễn Đạo Quán (1867-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.
33. Nguyễn Duy Thiện (1865-?) người xã Đa Ngưu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Tân Tiến huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên) đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13. (1901). Ông làm Tri huyện.
34. Đỗ Trọng Vĩ (18291899) người xã Đại Mão huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Hoài Thượng huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), thi đỗ Cử nhân năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức 17. (1864). Ông giữ các chức quan, như Huấn đạo Văn Giang, Giáo thụ Từ Sơn, Án sát Cao Bằng và Thái Nguyên, Tuần phủ Hưng Yên, Đốc học Bắc Ninh.
Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH
Quốc triều khoa bảng lục
Thời Tự Đức
Khoa Mậu Thìn - 1868- Vũ Nhự
- Bùi Ước
- Dương Khuê
- Nguyễn Tái
- Vũ Duy Tân
- Nguyễn Hoan
- Nguyễn Thuật
- Vũ Văn Báo
- Khuất Duy Tài
- Hoàng Dụng Tân
- Tô Huân
- Phan Đình Vận
- Lê Khánh Thiện
- Lê Doãn Thành
- Lâm Chuẩn
- Nguyễn Đình Tựu
CỤ PHÓ BẢNG TÔ HUÂN
Năm 22 tuổi đỗ Tú tài khoa thi năm Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1852).
Năm 24 tuổi đỗ Cử nhân khoa thi năm Nhâm Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1854).
Năm 40 tuổi đỗ Phó bảng khoa thi Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), được vua ban cho về quê vinh quy bái tổ.
Năm 41 tuổi được triều đình bổ nhiệm chức tri huyện Thanh Trì. Năm 43 tuổi được thăng chức Đồng tri phủ kiêm lãnh chức Tri huyện Thanh Trì.
Trong thời gian làm tri huyện Thanh Trì, cụ có một số việc làm được nhân dân hết lòng ca ngợi:
Cánh đồng xã Đồng Nhân rộng 5000 mẫu là bãi đất bồi, nhiều năm vỡ đê, xóa sạch bờ cõi. Quan chức địa phương lúc đó định bán đứng cho bọn người mua làm đồn điền. Cụ Tô Huân đã yêu cầu các hộ kê khai, lập bản đồ địa bạ rồi đi điều tra khảo sát,.khẳng định ruộng có chủ, ngăn chặn âm mưu cướp ruộng, lấy lại được cánh đồng đem chia cho nông dân.
Những người được chia ruộng, đóng thuế cày cấy làm ăn, ai cũng tấm tắc khen là: Từ lúc khai quốc đến giờ, chưa có được thịnh trị như thế.!
Xong việc nông dân góp nhau đưa lên tạ cụ 3 thỏi vàng, cụ không nhận mà giao cho Phó tổng tên là Đức xung vào công quỹ.
Năm sau nước sông to quá, đê khó lòng giữ nổi. Nhiều người nản chí lo cho tính mạng bỏ về. Cụ lên một chiếc thuyền và sai buộc dây thuyền vào gốc cây chỗ đê xung yếu nhất để nếu đê vỡ thì chết theo đê, quyết không chịu lên mặt đê. Nhân dân và hào lý thấy thế bảo nhau: Quan tri huyện chết không sợ, một mình một thuyền giữa sóng to nước lớn, quyết giữ đê sao bà con ta có thể bỏ về cho được. Rồi mọi người quay lại, lao vào công việc bồi đắp nên giữ được đê.
Quan đầu tỉnh tâu những việc làm đó của cụ về triều đình. Vua điều cụ về triều thăng chức Phó Ngự sử. Trong thời gian làm Ngự sử cụ đã đàn hặc một viên tri phủ và bốn viên tri huyện bị dân tố cáo nhũng nhiễu bất công. Và đã thẳng thắn can gián vua và các quan trên nhiều việc.
Cũng vì liêm khiết công minh, nhiều người không ưa bảo nhau gièm pha khiếu nại, cụ bị điều đi làm Phó quản đạo Hà Tĩnh.
Không bao lâu những người chống Pháp chiếm được thành Hà Tĩnh. Cụ bị kết tội để thành thất thủ mà không chống cự. Cụ không khuất phục đã cắt lưỡi tự tử nhưng không chết, lại uống thuốc độc nhưng được mấy thủ hạ người dân tộc thiểu số đem vào núi chữa khỏi. Vua phái quan triều đình bắt cụ về khép tội Trảm giam hậu. Có mấy vị quan trong triều là Nguyễn Thuật, Bùi Dị ra sức minh oan cho cụ. Vua bèn gia dụ cho bãi chức về quê năm Giáp Tuất (1874).
Về quê cụ mở trường dạy học trong 13 năm, học trò nhiều người thành đạt, đỗ đạt cao, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính quyền các địa phương và ở cả triều đình Huế.
Trong thời gian làm Đốc học Hải Dương, cụ làm đôi câu đối tỏ rõ chí hướng treo ở nhiệm sở:
Đốc thư sinh, phụng thiên tử chiếu
Học hà sự, độc thánh nhân thư
Nghĩa là:
Ta dạy học trò là theo chiếu chỉ của nhà vua
Dạy gì: dạy học trò đọc sách thánh hiền.
Có kẻ xuyên tạc nghĩa của đôi câu đối với viên Thanh tra học chính người Pháp cho là có ý bài Tây. Viên Thanh tra tỏ ý không hài lòng. Cụ liền xin quan tỉnh tâu với triều đình cho về nghỉ tuổi già.
Năm 67 tuổi (năm Giáp Ngọ-1894) cụ được nghỉ hưu và được thăng bổ Hồng lô tự khanh.
Cụ mất ngày 23 tháng Sáu năm Bính Thân (1896) hưởng thọ 69 tuổi.
Hiện nay trong nhà thờ cụ ở làng Xuân Cầu có bức hoành phi và 2 đôi câu đối do ông Phan Đình Hòe, Tuần phủ tỉnh Nam Định và ông Phạm Văn Thụ, Thượng thư Bộ Hộ là học trò cụ cung tiến.
Hoành phi: Thanh môn văn thái
Nghĩa là: Cửa nhà thanh bạch đầy ắp văn chương
Câu đối:
Đại gia khoa hoạn truyền giang bắc
Ngô bối cầm thư đáo hải nam
Dịch nghĩa(1):
Một gia đình lớn, con đường khoa cử, quan trường đã truyền đến dòng sông phía Bắc
Truyền thống văn chương đàn sách đã có tiếng vang đến biển phía Nam
Câu đối:
Bình lĩnh hồng vân du duệ tùng thu giang dĩ bắc
Xuân khê mặc vũ biến tài đào lý hải chi đông.
Dịch nghĩa(2):
Sự hiểu biết thấu triệt của Thầy như đám mây hồng biến đổi chúng con ngay thẳng vững vàng như cây tùng, cây thu là nguồn của con sông phía Bắc.
Những chặng đường dài Thầy trải qua là cơn mưa chữ chuyển hóa thành những học trò giỏi như hoa đào hoa lý, đó chẳng phải là biển rộng phía Đông sao.
(1)(2)Lời dịch câu đối của ông Tô Dũng.
Viết theo tư liệu của ông Tô Dũng
Hậu duệ đời 9 của cụ Tô Huân
Chuyện cụ đốc Đông
(Ghi theo lời kể của nhà thơ Tô Hùng Long)Khi những đội quân viễn chinh Pháp tiến đánh thành Hà Tĩnh, lực lượng trong thành ít, vũ khí chiến đấu thô sơ dẫn tới sự thất thủ hoàn toàn thành Hà Tĩnh về tay Pháp, Tô Huân cùng một số các quan giữ thành bị triều đình bãi chức. Tuy thoát được tội trọng nhưng vì muốn giữ tròn danh tiết của kẻ sĩ, ông nhân cơ hội đó xin được về quê nhà an trí và mở lớp dạy chữ thánh hiền tại trường làng cho con em quanh vùng.
Sau một thời gian được triều đình phục chức, phong làm đốc học tỉnh Đông, dân trong vùng thường gọi là cụ Đốc Đông. Vốn hay chữ và nổi tiếng uyên thâm trong giới nho đạo, ở tại nơi cụ dạy học cụ cho treo hai câu đối thể hiện rõ chức phận của mình:
Đốc chư sinh phụng thiên tử chiếu
Học hà sự độc thánh nhân thư
Có nghĩa:
Được làm thầy theo chiếu vua ban
Dạy học trò đọc sách thánh hiền.
Trong giới nho sĩ, cụ Đốc Đông nổi tiếng tận tình với trách nhiệm làm thầy của mình, lại tận tâm chỉ bảo rèn cặp chu đáo cho mỗi học trò, tiếng thơm bay xa, học trò các nơi về theo học nơi cụ rất đông, nhiều người thành đạt, có quyền cao chức trọng. Tiêu biểu là ông Tuần phủ Nam Định Phan Đình Hoè, nhớ ơn thầy học cũ khi thầy mất, đã cung tiến một bức hoành phi đại tự và một đôi câu đối ca ngợi công đức của cụ Đốc Đông, bức hoành phi này được các con cháu trong dòng họ của cụ Đốc Đông Tô Huân trang trọng treo ở gian giữa nhà tiền tế từ đường có 4 chữ:
THANH MÔN VĂN THÁI
Tạm dịch: Cửa thanh bạch nhưng trọng văn chương
Và hai bên cột chính treo hai câu đối:
Đại gia khoa bảng truyền giang bắc.
Ngô bối cầm thư đáo hải nam.
Dịch nghĩa:
Nhà có nhiều người đỗ đạt lừng danh vùng Giang Bắc.
Nhiều sĩ tử túi đàn cặp sách nổi tiếng miền Nam Hải.
Lịch sử tồn tại của ngôi đường này được ghi lại rất rõ qua bản gia huấn của dòng họ do cháu đời thứ 9 của dòng họ nhà thơ Tô Hùng Long còn lưu trữ được:
Từ đường trăm sáu mươi thu
Một lần kiến tạo trùng tu ba lần
Năm MỘT NGHÌN TÁM TRĂM BỐN MỐT
Cụ phong công xây dựng từ đường
Một toà đẹp đẽ khang trang
Tôn nghiêm ngày lễ khói nhang phụng thờ
Cơ nghiệp tổ từ xưa để lại
Rạng “Thanh môn văn thái” nho gia
Tu nhân tích đức nhà nhà
Bốn phương yêu quý ngợi ca thảo hiền
Nổi danh khoa bảng truyền Giang Bắc
Vang tiếng cầm thư khắp Hải Nam
Trải qua bảy chín mùa xuân
Nhà lim mưa nắng cũng dần tàn phai
Ông Tô Nghệ tú tài Đinh Dậu
Bán cầm đi gần mẫu ruộng hương
Cậy nhờ các chú đảm đương
Trông nom tiền hậu cung đường sửa sang
Thêm bảy chín mùa xuân nữa nhỉ
Năm cuối cùng thế kỉ hai mươi
Từ đường lại xuống cấp rồi
Mái hiên dột nát tường hồi mối xông
Con cụ cử là ông Tô Uý
Cùng sáu chi quết chí trùng tu
Một đoàn tiến sĩ kỹ sư
Tô Loan thủ quỹ chi thu rõ ràng
Tô Tần tài vụ làm kế hoạch
Tô Thảo cùng Tô Thạch ra công
Ngày đêm thiết kế mau xong
Tô Dũng, Tô Thế, Tô Long góp phần
Tìm mua sắt thép xi măng
Thi công giám sát khi cần có ngay
Nhà thờ tổ móng xây giằng hộp
Mái bê tông ngói lợp khang trang
Hai bên bia đá bảng vàng
Tô thêm truyền thống vẻ vang từ đường
Nơi thờ phụng tấm gương minh ngọc
Tổ tiên xưa đốc học tỉnh Đông
Cháu con về lễ tổ tông
Đáp đền ân đức gắng công học hành.
XIII. KHOA THI HỘI NĂM MẬU THÌN - NIÊN HIỆU TỰ ĐỨC THỨ 21 (1868)
Phó bảng
Sinh năm: Bính Tý (1816).
Quê quán: Xuân Cầu, Văn Giang, Bắc Ninh.
Đỗ Cử nhân khoa thi năm Nhâm Tý (1852).
Đỗ Phó bảng năm 43 tuổi. (Mộc bản khắc ông sinh năm Bính Tý (1816) và đỗ Phó bảng năm 43 tuổi. Như vậy là không hợp lý, có thể một trong hai thông tin trên Mộc bản bị khắc sai).
Ông là cháu nội của Tô Hiền, Hương cống đời Lê.
(Hồ sơ số H62A/2, Quốc triều đăng khoa lục, quyển 02, mặt khắc 23)
No comments:
Post a Comment