_ Võ Thúc Loan _
(THO) - Hồi trước, cứ sau ngày tết ông Táo, bà tôi lại chuẩn bị làm bánh xuân cầu, một thứ bánh ngọt truyền thống của dân tộc với một sự chuẩn bị rất là công phu. Đầu tiên là chiết xuất phẩm màu từ các loại thực vật: Màu vàng lấy từ hoa hoè, mảu đỏ lấy từ ruột quả gấc, màu xanh lấy từ lá gừng, màu hồng lấy từ rau dền đỏ.
Mỗi thứ nước màu ấy bỏ sẵn vào một cái lọ thuỷ tinh riêng rẽ. Gạo nếp ngâm kỹ, đãi sạch hết chua, vớt ra để ráo đem nhuộm gạo mỗi thứ một màu (tuỳ lượng bánh làm nhiều hay ít mà nhuộm) đổ vào riêng từng góc chõ. Xôi chín đem giã nhuyễn riêng từng thứ như làm bánh giầy, dùng con lăn cán mỏng dầy độ một ly đem cắt nhỏ thành từng miếng vuông tròn tuỳ ý nhưng chỉ độ 2 ngón tay. Tất cả đem hong khô gói lại. Khi làm muốn bánh khỏi sùi khi rán, nhà khá thì thêm ít bột đậu xanh trộn lẫn, nhà khó thì thêm ít gạo tẻ ngâm với nếp đồ.
Bà tôi nói rằng ngoài Bắc chỉ có một làng ở Hải Dương[1][1] Hải Dương
Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (Xem bên dưới) là làng Xuân Cầu làm được bánh này thôi. Tết đến họ làm rất nhiều để bán rộng ra các tỉnh cho tiện dùng. Ở các vùng nông thôn Thanh Hóa phổ biến họ làm bánh nhãn; vê cục bột chỉ to bằng quả nhãn đem rán, tôi mật để sẵn trong liễn dùng dần sau các bữa ăn ngày tết. Bây giờ, giao thông thuận tiện, bánh xuân cầu đã có mặt hầu hết các tỉnh mỗi khi tết đến xuân về. Ngày tết, khắp nơi đều mua bánh đó để từ đêm trừ tịch cho đến hết ngày mồng ba tết nhà nào cũng rán vài đĩa, trước cúng sau ăn.
Tháng giêng là tháng lễ hội, bánh xuân cầu lại được làm để cúng tế thần linh và gia đình. Ngày vui đầu xuân, nước nào cũng có một số bánh truyền thống: Người Tàu có bánh bìa, người Nhật có bánh đậu đen. Tây có bao nhiêu thứ bánh bằng bơ, phomat, hạnh nhân. Còn ở ta, ngoài bánh chưng có lẽ bánh xuân cầu là thứ bánh ngọt, tráng miệng sau các bữa ăn thịnh soạn phổ biến nhất vì nhà nào cũng phải có để cúng trong 3 ngày tết.
Khá khen cho người Xuân Cầu lại nghĩ ra một thứ bánh cổ truyền chẳng những ngon đáo để là ngon lại còn có tác dụng bão hoà chất béo, chất ngấy sau các bữa ăn thịnh soạn của các món ninh, mộc, kho tầu, chả rán và bao thứ ngấy khác trong ngày xuân. Lúc làm, từ những miếng bánh giầy mỏng ngũ sắc đã hong khô ta bỏ bánh nhè nhẹ vào chảo mỡ đang nóng sôi già, từng cái nở phồng ra như một nụ thuỷ tiên hàm tiếu - mà có khi còn đẹp hơn nhiều vì thuỷ tiên đẹp tao nhã và đứng đắn chứ cái bánh xuân cầu đã nở ra thì vẻ đẹp của nó lại rạo rực, trẻ trung. Những màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng của từng miếng bánh lúc chưa rán có hơi lờn lợt nhưng rán rồi lại tươi lạ là tươi. Gắp từng miếng ra, vỗ vào thành chảo cho ráo mỡ để vào đĩa. Đĩa thì trắng, màu sắc của bánh thì tươi ta cảm giác như đứng trước một bồn hoa đủ màu sắc và khẩu cái của ta tiên cảm giá như nhón lấy ăn luôn một chiếc thì ngon và thơm biết chừng nào! Không! cái ngon đó có thấm vào đâu.
Bà tôi nói rằng ngoài Bắc chỉ có một làng ở Hải Dương[1][1] Hải Dương
Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (Xem bên dưới) là làng Xuân Cầu làm được bánh này thôi. Tết đến họ làm rất nhiều để bán rộng ra các tỉnh cho tiện dùng. Ở các vùng nông thôn Thanh Hóa phổ biến họ làm bánh nhãn; vê cục bột chỉ to bằng quả nhãn đem rán, tôi mật để sẵn trong liễn dùng dần sau các bữa ăn ngày tết. Bây giờ, giao thông thuận tiện, bánh xuân cầu đã có mặt hầu hết các tỉnh mỗi khi tết đến xuân về. Ngày tết, khắp nơi đều mua bánh đó để từ đêm trừ tịch cho đến hết ngày mồng ba tết nhà nào cũng rán vài đĩa, trước cúng sau ăn.
Tháng giêng là tháng lễ hội, bánh xuân cầu lại được làm để cúng tế thần linh và gia đình. Ngày vui đầu xuân, nước nào cũng có một số bánh truyền thống: Người Tàu có bánh bìa, người Nhật có bánh đậu đen. Tây có bao nhiêu thứ bánh bằng bơ, phomat, hạnh nhân. Còn ở ta, ngoài bánh chưng có lẽ bánh xuân cầu là thứ bánh ngọt, tráng miệng sau các bữa ăn thịnh soạn phổ biến nhất vì nhà nào cũng phải có để cúng trong 3 ngày tết.
Khá khen cho người Xuân Cầu lại nghĩ ra một thứ bánh cổ truyền chẳng những ngon đáo để là ngon lại còn có tác dụng bão hoà chất béo, chất ngấy sau các bữa ăn thịnh soạn của các món ninh, mộc, kho tầu, chả rán và bao thứ ngấy khác trong ngày xuân. Lúc làm, từ những miếng bánh giầy mỏng ngũ sắc đã hong khô ta bỏ bánh nhè nhẹ vào chảo mỡ đang nóng sôi già, từng cái nở phồng ra như một nụ thuỷ tiên hàm tiếu - mà có khi còn đẹp hơn nhiều vì thuỷ tiên đẹp tao nhã và đứng đắn chứ cái bánh xuân cầu đã nở ra thì vẻ đẹp của nó lại rạo rực, trẻ trung. Những màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng của từng miếng bánh lúc chưa rán có hơi lờn lợt nhưng rán rồi lại tươi lạ là tươi. Gắp từng miếng ra, vỗ vào thành chảo cho ráo mỡ để vào đĩa. Đĩa thì trắng, màu sắc của bánh thì tươi ta cảm giác như đứng trước một bồn hoa đủ màu sắc và khẩu cái của ta tiên cảm giá như nhón lấy ăn luôn một chiếc thì ngon và thơm biết chừng nào! Không! cái ngon đó có thấm vào đâu.
Phải chờ bánh nguội đi một chút, rưới mật lên trên, cái đẹp cái ngon của bánh mới đến chỗ tuyệt đỉnh và người ta mới cảm thấy hết cái sướng ở đời được ăn một thứ bánh bùi, béo, ngọt cứ lừ đi mà trôi xuống cổ họng thì lại thơm phưng phức. Cầm lấy một miếng bánh mà thưởng thức! Lấy lưỡi đẩy một miếng lên khẩu cái ta sẽ thấy bánh reo lên nhè nhẹ, tan ra nhè nhẹ - Dù vị của mật quyện lấy đầu lưỡi ta - cái béo, cái ngậy cùng với cái ngọt cái bùi quyện với nhau đem lại cho ta cảm giác như đương nghe thấy trong lòng dạo lên một bản nhạc có tiếng đồng chen lẫn tiếng sắt. Thực vậy, có người cho rằng rưới mật vào bánh ăn sẽ “ngọt sắc” quá, thắng đường trắng rưới lên bánh và cho là ăn thế mới “thanh” hơn. Không được, không thể được. Ăn như thế, cái bánh sẽ tẻ ngay mà trông vào đĩa bánh người ta cảm thấy nó trơ trẽn thế nào ấy, không có cái duyên đậm đà quyến rũ.
Việc này, các cụ đã chắt lọc kinh nghiệm từ bao đời rồi. Trong ẩm thực Việt Nam, nó đã thành quy luật trong sử dụng phụ gia khi chế biến thực phẩm, thứ này ăn ngàm với thứ kia thì khi ăn mới kích thích thần khẩu. Ví như rau muống thì chấm tương, rau dền chấm muối vừng, thịt gà chấm muối chanh, rau lang chấm nước mắm cáy... mới đúng cách.
Ăn chiếc bánh xuân cầu rưới mật, cái ngon ngọt có ý triền miên hơn y như ta được đọc hết bài “Trường hận ca” của Bạch Lạc Thiên mà ta vẫn còn phảng phất thấy đâu đây cái buồn lả lướt của đức vua Đường thương nhớ người đẹp họ Dương. Ăn mà không có dư vị, chán lắm. Mà thưởng thức cái bánh xuân cầu này cũng không thể ăn nhanh được. Việc đó cũng chẳng có gì là lạ bởi vì phàm cái gì đã ngon và đẹp ở đời cũng phải thưởng thức từ từ, chầm chậm, vội vàng thì phí của trời!
Sau bữa thịnh soạn, bắc cái ghế ngồi cạnh cành đào ngày Tết, nhởn nhơ ăn mấy miếng bánh xuân cầu lại nhấm nháp vài chén chè mạn sen ngát hương ta sẽ thấy bao nhiêu cái béo, cái ngậy tan đi như một kỳ tích nên thơ. Tự nhiên ta cảm thấy lòng thơi thới, đời sống xô bồ bị đẩy ra xa như nước biển ban chiều, ta mới thấy tác dụng của cái bánh xuân cầu góp vào ngày xuân truyền thống đến mức nào, khác hẳn với bánh kẹo tân kỳ khô khốc ngày nay!
[1] Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Việc này, các cụ đã chắt lọc kinh nghiệm từ bao đời rồi. Trong ẩm thực Việt Nam, nó đã thành quy luật trong sử dụng phụ gia khi chế biến thực phẩm, thứ này ăn ngàm với thứ kia thì khi ăn mới kích thích thần khẩu. Ví như rau muống thì chấm tương, rau dền chấm muối vừng, thịt gà chấm muối chanh, rau lang chấm nước mắm cáy... mới đúng cách.
Ăn chiếc bánh xuân cầu rưới mật, cái ngon ngọt có ý triền miên hơn y như ta được đọc hết bài “Trường hận ca” của Bạch Lạc Thiên mà ta vẫn còn phảng phất thấy đâu đây cái buồn lả lướt của đức vua Đường thương nhớ người đẹp họ Dương. Ăn mà không có dư vị, chán lắm. Mà thưởng thức cái bánh xuân cầu này cũng không thể ăn nhanh được. Việc đó cũng chẳng có gì là lạ bởi vì phàm cái gì đã ngon và đẹp ở đời cũng phải thưởng thức từ từ, chầm chậm, vội vàng thì phí của trời!
Sau bữa thịnh soạn, bắc cái ghế ngồi cạnh cành đào ngày Tết, nhởn nhơ ăn mấy miếng bánh xuân cầu lại nhấm nháp vài chén chè mạn sen ngát hương ta sẽ thấy bao nhiêu cái béo, cái ngậy tan đi như một kỳ tích nên thơ. Tự nhiên ta cảm thấy lòng thơi thới, đời sống xô bồ bị đẩy ra xa như nước biển ban chiều, ta mới thấy tác dụng của cái bánh xuân cầu góp vào ngày xuân truyền thống đến mức nào, khác hẳn với bánh kẹo tân kỳ khô khốc ngày nay!
Võ Thúc Loan 22/01/2012
[1] Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
No comments:
Post a Comment