Bánh Xuân Cầu - Xuân Phương

Wednesday, July 21, 2010
_ Xuân Phương _
(Trích "Bánh nếp")


Một loại bánh vị ngọt, hình vuông hay hình chữ nhật nhỏ, cỡ con bài domino, được chiên trong dầu nóng cho nở phồng, đợi hơi nguội một chút, rưới nước mật lên trên mặt, có xuất xứ từ làng Xuân Cầu - Hải Dương [1][1] Hải Dương
Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (Xem bên dưới)
.

Bánh này
  • làm bằng bột nếp 2 phần, quậy với nước và chút muối trên bếp cho chín sền sệt, nhắc ra, để hơi nguội, 
  • trộn với bột gạo 1 phần, 
  • cho một chút bột nổi vào nhồi nhuyễn;
  • Cán thành từng miếng bột bằng hai ngón tay rồi để khô.
  • Tùy theo ý thích, chia bột ra làm nhiều phần, để nhuộm nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng cho vui mắt.
  • Khi ăn, chiên trong dầu thật nóng, lấy tay kéo những miếng bánh này cho giãn ra một chút rồi hãy bỏ vào chiên.

Bánh được lấy ra, để ráo dầu, chờ nguội hẳn, xếp chồng lên nhau trên dĩa, rồi rưới nước mật lên trên.

Theo lời ca ngợi của nhà văn Vũ Bằng trong cuốn Miếng Ngon Hà Nội về bánh Xuân Cầu thì: ”Người ta mới cảm thấy hết cả cái sống ở đời, được ăn một thứ bánh bùi, béo, ngọt cứ lừ đi, mà trôi đến cuống họng thì lại thơm phưng phức" hay là: ”Ăn chiếc bánh rưới mật, cái ngon ngọt có ý nghĩa triền miên, y như thể đọc hết bài Trường Hận Ca của Bạch Lạc Thiên, mà ta còn phảng phất thấy đâu đây cái buồn lả lướt của vua Đường".

Xuân Phương 2008-02-06

[1] Có lẽ tác giả nhầm với thôn Xuân Cầu thuộc xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương.

Nguồn: Văn tuyển

0 nhận xét:

Post a Comment