Tô Quang Đẩu (1906-1990)

Saturday, May 14, 2011

  


Tô Quang Đẩu (1906-1990) là một lão thành cách mạng cộng sản Việt Nam.

Tô Quang Đẩu sinh ngày 29 tháng 11 năm 1906, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.



Tiểu sử


Tô Quang Đẩu (tức Tô Điển) sinh năm 1906, – là em họ Tô Chấn và Tô Hiệu. Tô Quang Đẩu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, đánh máy chữ cho hãng tàu Bạch Thái Bưởi ở Hải Phòng, sau đó chuyển sang hiệu Xuân An bán hàng tạp hóa ở Kinh Môn, Hải Dương. Tại đây, Tô Quang Đẩu đã tham gia phong trào đòi để tang cụ Phan Chu Trinh. Rồi ông lên Hà Nội làm thợ xếp chữ cho nhà in Ngô Tử Hạ, ở cùng Tô Chấn và Tô Hiệu. Ông có điều kiện tiếp cận nhiều sách báo cách mạng. Thấm nhuần tinh thần yêu nước, ông và Tô Chấn, Trần Huy Liệu vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động trong Việt Nam Quốc dân Đảng, tham gia truy điệu cụ Lương Văn Can, bán sách tuyên truyền chính trị của Hội „Duy Tân thư xã” do Trần Huy Liệu sáng lập.

Năm 1929, ông cùng Tô Chấn thực hiện kế hoạch mưu sát 2 tên toàn quyền Đông Dương và Nam Dương (Indonesia), kế hoạch không thành, cuối năm 1930, bị truy nã phải chạy chốn lên làng Đình Bảng (Bắc Ninh) bán thuốc, một thời gian thì bị lộ nên phải chốn sang Chợ Chờ ở Yên Phong (Bắc Ninh). Sau một thời gian nghe ngóng không thấy động tĩnh gì của bọn mật thám, Tô Quang Đẩu lại về Hà Nội làm nghề nấu nước mắm ở Cầu Giấy, rồi gặp các đồng chí Tô Hiệu, Trần Huy Liệu từ Côn Đảo và đồng chí Minh ở Liên Xô về nên tiếp tục hoạt động cách mạng ở Hà Nội cho đến năm 1938, được thành ủy giao nhiệm vụ dạy chữ Quốc ngữ cho tổ chức Hữu ái những người lái xe ô tô con và làm phóng viên cho báo „Đời nay”.

Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chưa kịp rút vào bí mật thì ông bị mật thám bắt và đưa xuống Hải Phòng, tòa án Hải Phòng xử 6 tháng tù về tội tuyên truyền sách báo cách mạng. Hết hạn tù, đang chờ Thành ủy phân công công tác ông lại bị bắt và bị kết án tù 5 năm, đày đi nhà tù Sơn La.

Trải qua các nhà tù ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, nay phải đi Sơn La, ông vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Hết hạn tù Sơn La, vừa trở về Hà Nội hoạt động, ông lại bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ở Hỏa Lò ra ông là cán bộ Xứ ủy An toàn khu ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Đến tháng 8/1945, Xứ ủy quyết định cử ông xuống phụ trách công tác Đảng ở Hải Phòng, hồi đó ông Trần Quốc Hoàn là Bí thư. Tháng 1-1946, đồng chí Lê Thanh Nghị phụ trách miền Duyên Hải điều ông sang làm Chủ tịch UBHC tỉnh Kiến An, đồng chí Mai Côn làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 5/1946, đồng chí Nghị lại điều ông sang làm Chủ tịch UBHC, kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Yên, đồng chí Trần Qúy Kiên là Bí thư Tỉnh ủy. Khi Pháp đánh Hải Phòng, ông làm Phó Chủ tịch UBKC chiến khu 3 vừa mới thành lập. Năm 1948, ông làm Khu ủy viên, Phó Chủ tịch UBHCKC liên khu 10, Bí thư Đảng toàn chính quyền liên khu. Năm 1950-1953, ông là Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ. Năm 1954 là Ủy viên Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ trách bộ phận hỏa tuyến từ Sơn La đến Điện Biên. Từ tháng 9/1954 đến 12/1956 là Tham tán Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Bí thư cán sự Đảng. Từ năm 1957 đến 1975 là Bí thư Đảng đoàn Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Với những công lao đóng góp cho cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; năm 1991, ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất ngày 25 tháng 11 năm 1990 (9/10 Canh Ngọ), tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.



Các bài viết sưu tầm trên mạng



  1. Chuyện về hai anh em họ Tô - Đặng Trí Nghiêm, Báo Công an nhân dân, 12-13/11/2001.
  2. Nhà tù Sơn La: Trường học của những người cộng sản Việt Nam - Hương Quỳnh, 26/01/2006, Báo Công An Nhân Dân Online.
  3. Những vần thơ trong ngục tù ngợi ca Cách mạng tháng Mười - Bích Hường, 18/01/2008, Báo Người Cao Tuổi.
  4. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng - Xem Phần 1, Hồi ký của Thượng tướng Song Hào, Trang "Dựng nước - Giữ nước"
  5. Những cuộc vượt ngục “vuốt râu hùm” - Phùng Nguyên, 03/09/2005, Báo Tiền Phong Online.
  6. Chú nhỏ Việt Minh - Tạ Quốc Bảo Theo: Sách “Kiên trung bất khuất”, NXB Hà Nội, 2005, thanglonghanoi.gov.vn .
  7. Về cội nguồn Chiến khu Việt Bắc - Đồng Khắc Thọ, 16/10/2008, Báo QĐND Online.
  8. Đồng chí Trần Đăng Ninh và Trưởng ban họ Hồ ở ATK Việt Bắc - Đồng Khắc Thọ, 19/10/2008, Báo Tiền Phong Online.
  9. Xứ ủy Bắc kỳ chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng - Kiến An - 08/09/2010, HaiPhong360.Net

  1. Tô Quang Đẩu - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Wikipedia tiếng Việt.
  2. Công tác cách mạng thời kỳ đầu ở Kiến An và cái đẹp của Kiến An - Võ Văn Ngải, 10/02/2011,Diễn đàn Kiến An
  3. Về việc cử các vị vào Ban Thanh tra của Chính phủ - SỐ: 138C/SL NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 1949
  4. Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Kiến trúc sư Việt Nam
  5. Học viện Hành chính (Việt Nam) - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  6. Gặp người được Bác đón ở cầu cảng - Lan Anh, 13/12/2009, Báo Tiền Phong Online.
  7. UỶ BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN LIÊN KHU 10 – THỦ ĐÔ KHÁNG CHIẾN CỦA TÂY BẮC - Thu Thuỷ - Ban QLDT&DT, 12/08/2011, Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Yên Bái.
  8. Những vần thơ trong ngục tù ngợi ca Cách mạng tháng Mười - Bích Hường - Ngô Thi, 18/01/2008, Báo Người Cao Tuổi.
  9. Khuôn ca Xuân Nhâm Thìn - Trần Tiệu, 17/01/2012, Báo điện tử Quân đội nhân dân.




 ❧ ❀ ❧






Bác Hồ về Hải Phòng đón kiều bào về nước

Sưu tầm   

Ngày 10/1/1960, Bác Hồ đã về Hải Phòng đón chuyến tàu đầu tiên đưa 922 kiều bào ở Thái Lan về nước. Sự kiện này đã đi vào lịch sử như là biểu hiện cụ thể nhất của tình cảm yêu thương đặc biệt mà Bác vẫn luôn dành cho kiều bào.

Đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ 2. Ngày 21/3/1946, chúng tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu hơn 2 ngàn Việt Kiều và nhân dân Lào ở Thị xã Thà Khẹc - Tỉnh Khăm Muộn. Thấm nhuần lời kêu gọi của Bác Hồ “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” khoảng 6 vạn Việt Kiều ở Lào đã di chuyển sang Thái Lan, bỏ lại toàn bộ tài sản, nhà cửa, cùng với gần 4 vạn Việt Kiều ở Thái Lan từ trước xây dựng khối đoàn kết, nung nấu lòng căm thù sâu sắc giặc Pháp dã man, tàn bạo, tiếp tục củng cố lực lượng, xây dựng những đơn vị vũ trang sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam và 2 nước bạn Lào, Campuchia.

Trong mấy năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Kiều Thái Lan đã tổ chức và đưa về Nam Bộ, sang Lào, Campuchia hơn 6 ngàn cán bộ, chiến sĩ. Riêng về Nam Bộ 4 đơn vị được trang bị vũ khí đầy đủ với tổng quân số là 926 người.

Sau 47 năm, ngày 23/9/1993, nhân kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến, cán bộ, chiến sĩ của 4 đơn vị này có dịp họp mặt tại TP. Hồ Chí Minh, điểm lại những người còn sống là 125 (13,5%). Từ đó đến nay đã 17 năm trôi qua, liệu còn bao nhiêu người? Việt kiều Thái Lan là nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến trường Lào, Campuchia trong kháng chiến chống Pháp.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngày 20/7/1954 Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, đất nước ta tạm chia làm hai miền. Chính quyền Thái Lan lúc đó muốn cưỡng ép Việt Kiều về miền Nam Việt Nam. Kiều bào đã đoàn kết, đấu tranh đòi về miền Bắc. Chính quyền Thái Lan buộc phải nhượng bộ. Chỉ một thời gian ngắn đã có 70.042 người đăng ký hồi hương về miền Bắc Việt Nam.


Chuyến tàu đầu tiên chở 922 Việt Kiều ở Thái Lan rời Cảng Khoong Tơi - Thái Lan và cập bến Hải Phòng ngày 10/01/1960. Đồng chí Nguyễn Khang - Ủy viên BCHTƯ Đảng, Trưởng Ban Việt Kiều Trung Ương cùng với các đồng chí Dương Bạch Mai - Đại diện UBTƯMTTQ Việt Nam, Nguyễn Văn Thủ - Đại diện Hội Hồng Thập tự Việt Nam, Trần Duy Hưng - Chủ tịch UBHC Thành phố Hà Nội, Hoàng Hữu Nhân - Đại diện Thành ủy và UBHC Thành phố Hải Phòng, Tô Quang Đẩu - Đại diện Bộ Nội vụ và hơn 1 vạn nhân dân Hải Phòng đã nồng nhiệt đón mừng kiều bào.
Với sự quan tâm và niềm yêu thương vô hạn đối với những người con ở xa Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tận cảng Hải Phòng đón kiều bào. Báo Nhân Dân số ra ngày 11-1-1960 viết:
“8g đúng, tàu cập bến, hoa tung từ dưới đất lên tàu, từ tàu xuống đất, tiếng hô Hồ Chủ tịch muôn năm, tiếng hát Kết đoàn vang từ tốp này tới tốp khác ra tới bến tàu... 9g15, Hồ Chủ tịch tới thăm kiều bào giữa tiếng hoan hô vang dậy của mọi người. Nhiều kiều bào nhảy lên để cố nhìn rõ Hồ Chủ tịch. Sung sướng nào bằng vừa bước chân lên đất nước lại gặp ngay vị lãnh tụ kính mến”.
Bác đứng nói chuyện với kiều bào ngay tại bến cảng:
“...Đã bao năm, kiều bào ta ở đất khách quê người, luôn hướng về Tổ quốc. Ngày nay, kiều bào ta sung sướng trở về xứ sở, Đảng và Chính phủ tin chắc rằng kiều bào sẽ vui vẻ cùng đồng bào cả miền Bắc đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn, hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, vui tươi, xây dựng chủ nghĩa xã hội...”

Tính từ chuyến đầu tiên vào ngày 10-1-1960 đến đầu năm 1964 đã có 75 chuyến hồi hương với khoảng 45.536 người, rồi bị ngừng tới sau giải phóng miền Nam.





Tàu Anh Phúc chở 922 Việt kiều về nước ngày 10/1/1960, ...


... treo hai khẩu hiệu đỏ vàng nổi bật trên nền trắng của lườn tàu, ghi:
“Biết ơn và nhiệt liệt hoan nghênh sự quan tâm săn sóc của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch và toàn thể nhân dân đối với kiều bào chúng tôi!”

“Quyết tâm đoàn kết với nhân dân trong nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà!”
Bác Hồ đón Việt kiều trở về ngày 10/1/1960
- Ảnh tư liệu của Sở Ngoại vụ TP Hải Phòng.





Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp Quân đội tại lễ công bố quyết định thăng cấp hàm tháng 12/1959.


0 Chụp ở Bể bơi Ba Đình1 Hoàng Minh Thảo2 Hoàng Văn Thái3 Phan Kế Toại4 Nguyễn Văn Huyên5 Đặng Kim Giang6 Pham Hùng7 Nguyễn Thanh Bình8 Lê Quang Hòa9 Hồ Chí Minh1011 Văn Tiến Dũng12 Trần Văn Trà13 Phạm Văn Đồng14 Hoàng Minh Giám15 Tạ Quang Bửu16 Nghiêm Xuân Yêm17 Tôn Đức Thắng18 Nguyễn Chí Thanh19 Trần Đăng Khoa20 Trường Chinh21 Hoàng Văn Hoan22 Võ Nguyên Giáp23 Nguyễn Khang24 Vũ Đình Hoè25 Trần Quốc Hoàn26 Phạm Văn Bạch27 ?28 Hoàng Quốc Việt 29 Hoàng Anh30 Nguyễn Xiển31 Lê Văn Hiến32 Lê Duẩn33 Phan Trọng Tuệ3435 Tô Quang Đẩu36 Lê Đức Thọ37 Trần Hiệu38 Nguyễn Văn Vịnh39 Lê Chưởng40 Nguyễn Trọng Vĩnh41 Nguyễn Văn Trân42 Song Hào43 Phạm Ngọc Mậu 




Tạ Chính

Thăng quân hàm theo Sắc lệnh 36/SL ngày 31-8-1959 và trao tại CLB Ba Đình (chụp ảnh bên bể bơi):

Hàng đầu (từ trái sang): 1 Hoàng Minh Thảo, 2 Hoàng Văn Thái, 3 Phan Kế Toại, 5 Đặng Kim Giang, 7 Nguyễn Thanh Bình, 9 Bác Hồ, 11 Văn Tiến Dũng, 13 Phạm Văn Đồng, 15 Tạ Quang Bửu, 17 Tôn Đức Thắng, 18 Nguyễn Chí Thanh, 20 Trường Chinh, 22 Võ Nguyên Giáp, 23 Nguyễn Khang.

Hàng thứ hai: 4 Nguyễn Văn Huyên, 6 Pham Hùng, 8 Lê Quang Hoà, 12 Trần Văn Trà, 14 Hoàng Minh Giám, 28 Hoàng Quốc Việt, 16 Nghiêm Xuân Yêm, 30 Nguyễn Xiển, 31 Lê Văn Hiến, 19 Trần Đăng Khoa, 21 Hoàng Văn Hoan.

Hàng thứ ba: 24 Vũ Đình Hoè, 25 Trần Quốc Hoàn, 26 Phạm Văn Bạch, ?, 29 Hoàng Anh.

Hàng thứ tư: 32 Lê Duẩn, ?, 35 Tô Quang Đẩu, 38 Nguyễn Văn Vịnh, 40 Nguyễn Trọng Vĩnh.
Hàng sau cùng: 33 Phan Trọng Tuệ, 43 Phạm Ngọc Mậu, 36 Lê Đức Thọ, 37 Trần Hiệu, 39 Lê Chưởng, 41 Nguyễn Văn Trân, 42 Song Hào.






Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10,
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái


Ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Ngôi nhà của ông Lê Điền Hồng trên nền ngôi nhà cũ từng là trụ sở Liên khu 10 (nguồn ảnh: Báo Yên Bái)

1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.


2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.


3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.


4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 có tổng diện tích 5.312,7 m2, thuộc làng Hơn, thôn Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên bình, tỉnh Yên Bái, cách Ủy ban nhân dân xã Thịnh Hưng 3km về phía Nam, cách thành phố Yên Bái 21km về hướng Đông Nam.

Để đến được Di tích, du khách có thể đi bằng đường bộ rất thuận tiện: Dọc theo Quốc lộ 70 (đường Yên Bái đi Hà Nội) tới địa phận chân dốc Tam Gianh (km 19) thuộc xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình rẽ phải theo đường liên thôn (thôn Suối Chép và thôn Tân Thịnh) khoảng 2km sẽ đến làng Hơn nơi Di tích tọa lạc.


5. Sơ lược lịch sử Di tích
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch nhận định, chắc chắn thực dân Pháp sẽ thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đúng như vậy, mặc dù Hiệp ước sơ bộ được kí ngày 6/3/1946, nhưng phía Pháp không thực hiện và gây khó khăn đối với việc đàm phán đi đến công nhận một nước Việt Nam độc lập. Do đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đồng thời, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập các chiến khu quân sự để kháng chiến lâu dài. Khu vực Tây Bắc cùng một phần Đông Bắc là địa bàn thuộc Liên khu 10. Sau này, do nhiều lần điều chỉnh thì Liên khu 10 cơ bản nằm trong địa bàn thuộc các tỉnh Quân khu II hiện nay.

Cùng thời điểm này, Pháp đã đưa toàn bộ cánh quân do tướng A-Lếch-Xangôri từ biên giới Trung Quốc về đánh chiếm Lai Châu - Sơn La. Trước tình hình đó, thấy rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của chiến trường miền tây đối với toàn bộ Tây Bắc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng mặt trận Tây Bắc và chuẩn bị kế hoạch đối phó quân địch và giữ vững vùng căn cứ địa. Vì vậy, ngay trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định thành lập các chiến khu (trong đó có Chiến khu 10), xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

Do yêu cầu bố trí, địa bàn chiến lược kháng chiến địa giới Liên khu 10 có sự thay đổi nhiều lần. Ngày đầu mới thành lập Liên khu 10 tập trung đóng tại thị xã Việt Trì. Đến tháng 01 năm 1947, cơ quan Khu ủy và Khu bộ chuyển đến Minh Nông - Hà Giáp (Phù Ninh - Phú Thọ) nhưng chỉ được mấy ngày, xét thấy tình hình hoàn toàn bất lợi cho nên lại phải di chuyển đến địa điểm khác như Bôi Keo, Nghĩa Long, Đức Ký, Đế Kiều. Tại đây, trụ sở Liên khu 10 vẫn tiếp tục gặp những bất lợi, ngày 01 tháng 3 năm 1947 toàn bộ trụ sở Liên khu 10 chuyển đến khu vực giáp ranh hai xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là địa điểm phù hợp, thuận lợi với yêu cầu nhiệm vụ của Chiến khu trong chặng đường đánh lên giải phóng Tây Bắc (tháng 9/1947). Cơ quan đầu não, trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 đóng tại nhà ông Lê Đức Huy và bố ông Huy là ông Lê Hữu Điền từng làm Phó hội nên còn gọi là nhà ông Phó hội Điền thuộc Làng Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là ngôi nhà gỗ bề thế 5 gian, chồng bồn, kẻ nghé, lịa bức bàn rất đẹp. Bên cạnh có ngôi nhà sàn làm khu bếp cũng khá rộng. Các phòng, ban khác được đặt tại nhà một số hộ dân liền kề nhà ông Huy.

Tháng 10 năm 1945, Chính phủ quyết định chia cả nước thành các chiến khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Theo đó các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 1 (Chiến khu 1 lúc này gồm có 13 tỉnh, ngoài các tỉnh kể trên còn có Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Đến tháng 10 năm 1946, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Bắc Bộ giải thể, cả nước được chia thành 12 chiến khu. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 10.

Trước yêu cầu phát triển của tình hình mới, Trung ương Đảng quyết định xây dựng Khu Tây Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện tiến tới giải phóng nhân dân các dân tộc thoát khỏi ách thống trị của giặc. Thực hiện Chủ trương này, ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120/SL và 124/SL chính thức sáp nhập Khu 10 và Khu 14 làm một, gọi tắt là Liên khu 10. Từ đây chiến trường Liên khu 10 bao gồm các tỉnh của Quân khu 2 ngày nay (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, do luôn biết dựa vào dân nên được dân che chở, đùm bọc, lực lượng phát triển nhanh chóng, vững mạnh, từng bước chính quy, trang bị vũ khí hiện đại. Quá trình đóng tại Thịnh Hưng, lực lượng vũ trang Liên khu 10 đã chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tập trung mọi nguồn lực xây dựng, củng cố lực lượng chiến khu lớn mạnh, quyết cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Liên khu 10 là một trong những liên khu nằm trong chiến lược quân sự của Trung ương Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1947-1949, bao gồm 9 tỉnh hiện nay: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Chính vì vậy Liên khu 10 có vị trí rất quan trọng, là tấm lá chắn cho căn cứ địa Việt Bắc.

Thời kỳ 1947-1949 lãnh đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 do đồng chí Quang Tạo làm Chủ tịch, đồng chí Tô Quang Đẩu làm Phó chủ tịch. Cơ quan Khu bộ gồm có các phòng như: Văn phòng, phòng Tham mưu, phòng Chính trị, phòng Quân khu, phòng Quân pháp, phòng Công binh, phòng Quân chính, Trường Thiếu sinh quân Chiến khu 10 và Ban pháo binh. Lực lượng tham gia bao gồm bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và bộ đội chủ lực.

Thời gian đặt trụ sở tại khu vực xã Đại Phạm và Thịnh Hưng, Liên khu 10 đã làm nên những chiến công vô cùng oanh liệt như Chiến dịch Biên giới Việt Bắc thu đông năm 1947. Thời điểm cuối tháng 10, Liên khu 10 cũng rạng danh với chiến thắng Sông Lô. Với hai chiến thắng lẫy lừng này, quân và dân Liên khu 10 đã góp phần đập tan ý đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp trên toàn tuyến Tây Bắc và Đông Bắc. Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là nơi có giá trị quyết định sự thành bại của quân dân trong các trận tuyến chiến dịch ở chiến trường Tây Bắc và là trụ sở chính chỉ huy tối cao của Bộ tư lệnh chiến trường Tây Bắc, lãnh đạo quân, dân Tây Bắc cùng đồng bào cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ nhưng hết sức tự hào. Do đó, di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.


Ban Biên tập



SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 123 NGÀY 25 THÁNG 1 NĂM 1948

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 và Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 tổ chức chính quyền nhân dân và các Uỷ ban hành chính;

Chiểu Sắc lệnh số 1/SL ngày 18-12-1946 thành lập các uỷ ban bảo vệ và Thông lệnh liên bộ số 6-NV/CT ngày 28-12-1946 thi hành Sắc lệnh ấy;

Chiểu Sắc lệnh số 3-NV/SL ngày 23-12-1946 tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính;

Chiểu Sắc lệnh số 34/SL ngày 19-3-1947 và Sắc lệnh số 38/SL ngày 28-3-1947 sửa đổi Sắc lệnh số 1/SL ngày 18-12-1946;

Chiểu Sắc lệnh số 78/SL ngày 3-9-1947 về cách tuyên bố các nhân viên Uỷ ban kháng chiến khu;

Chiểu Sắc lệnh số 120/SL ngày 25-1-48 tổ chức các liên khu và thành lập các Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính liên khu;

Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam;

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ 1

Nay cử các ông có tên sau đây làm uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính liên khu 10:

ông Bùi Quang Tạo Uỷ viên nhân dân

Đinh Công Phụ Uỷ viên nhân dân

Tô Quang Dẩu Uỷ viên hành chính

Lê Văn Giang Uỷ viên hành chính

Vũ Hiền Uỷ viên quân sự

Điều thứ 2

Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và ông Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam chiểu Sắc lệnh thi hành.



Hồ Chí Minh

(Đã ký)


Nguồn: THƯ VIỆN PHÁP LUẬT -





TOP


TOP

1 nhận xét:

TranKienQuoc said...[Reply]

Các vị tướng QĐNDVN đã đi vào lịch sử!

Post a Comment