Những dòng kỷ niệm (Trích)

Sunday, October 16, 2011
_ Tô Đồng _ (Trích "Những dòng kỷ niệm" )

...
Xuân Cầu rất gần Hà nội, ở khoảng cột cây số 21 của con đường số 5 nối liền Hà Nội - Hải phòng (km 21 QL5 rẽ phải). Làng Xuân cầu rất đẹp, chạy dài theo con sông Nghĩa Trụ, nhà ngói san sát, đường suốt làng lát gạch. Lũy tre xanh dầy đặc bao quanh. Ngay đầu cổng làng, lối đi ra đồng làm việc, có cây đa cổ thụ sống đã mấy trăm năm, đứng bên cạnh một giếng rất sâu, xây bằng đá, nước mạch lên trong suốt. Nếu vào từ đường số 5, có chợ Đường Cái là nơi dân quê thường họp những ngày phiên, phải đi qua một chiếc cầu gỗ lớn bắc qua sông. Phía đầu cầu người ta chôn một trụ đá to để ngăn không cho xe hơi chạy qua. Làng có nhiều họ, họ Tô, họ Quản, họ Khương, họ Lê, họ Nguyễn...

... Làng của các anh em họ Nguyễn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương). Của các con cháu dược sĩ Quản Trọng Tiến, thân phụ giáo sư dược khoa Quản Trọng Lạng. Của các anh em họ Tô như Tô Hiệu, mà có lúc người ta đồn rằng sẽ lấy tên ông đặt cho thành phố Hải Phòng, của Tô Điểm (Điển) (Tô Quang Đẩu) chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Liên Khu 3, của Tô Dĩ (Lê Giản) Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa...

... Làng Xuân cầu thành lập đã lâu, nên có tên trong Dư Địa Chí (1435)Dư địa chí (viết xong năm 1435) của Nguyễn Trăi chép:

"XXIV - Ở vùng ấy đất thì trắng, mềm; ruộng thì vào hạng thượng thượng.(1) Làng Bát-tràng(2) làm đồ bát chén, làng Huê-cầu(3) nhuộm thâm; huyện Hữu-lũng có mía; huyện Yên-thế có tên nỏ và vôi (* Nguyên văn là "Sắc điều thạch khôi" 色 條 石 灰, chúng tôi chưa rõ là thứ vôi gì - N.D.)

Bát-tràng thuộc huyện Gia-lâm, Huê-cầu thuộc huyện Văn-giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung-quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm. Tên tẩm thuốc của huyện Yên-thế dùng vào việc chống giặc Bắc (Trung-quốc). Vôi dùng vào việc tạo tác."
Lý thị nói: Người vùng Kinh-bắc hay oán giận hung tợn, dẫu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh. Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng số quân phòng thủ(4)).
Phụ lục - Tên nỏ của Yên-thế, bắn trúng chỗ nào thì máu chảy vọt ra, một chốc thì người chết, bắn cầm thú cũng thế.
của cụ Nguyễn Trãi. Đi men con đường gạch dài thì tới làng Đồng Tỉnh, được nói đến trong câu ca dao quen thuộc:

"Ai về Đồng tỉnh, Xuân cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai?
Để sầu cho khách vãng lai,
Để thương để nhớ cho hai cô hàng!"

Có lẽ người ta ám chỉ một cô bán thuốc ở Đồng tỉnh một cô nhuộm thâm ở Xuân cầu chăng?...

..."Ai về Đồng tỉnh, Huê cầu
Đồng tỉnh bán thuốc, Huê cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền... "

Và còn có những bài hát trống quân, hát nói:

"Giữa làng có điếm Đình Ba
Đồng gần Quán Ốc, đồng xa Cây Đề."

"Làng anh nhất xã chia làm ba thôn
Văn Minh đã nức tiếng đồn."

Làng chia làm 3 thôn: Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao...

... Tại chợ làng có bầy bán các chim ngói, chim sẻ, chim dẽ, và những con chuột đồng da trắng muốt vì đã được làm lông sạch sẽ. Người ta nói những con chuột này chỉ ăn thóc ngoài đồng vào mùa lúa chín nên thịt thơm ngon hơn thịt gà. Còn nhiều loại bánh trái như bánh gio, bánh khoai, bánh mật, mà đặc biệt là bánh tổ trong suốt mầu nâu đỏ, làm bằng bột và đường rồi nhuộm gấc, lúc ăn thì chiên lên như bánh phồng tôm."

Tô Đồng - 2004
Dư địa chí (viết xong năm 1435) của Nguyễn Trăi chép:

"XXIV -
Ở vùng ấy đất thì trắng, mềm; ruộng thì vào hạng thượng thượng(1)(1) Nguyễn Trãi viết Dư địa chí, bắt chước giọng văn trong thiên Vũ cống của Kinh Thư, nhiều đoạn giống hệt như thiên Vũ cống (vì thế Dư địa chí còn gọi là An-nam Vũ cống). Cách định hạng trong Dư địa chí cũng giống như trong Vũ cống, chia ruộng dất ra làm 9 hạng:
1. Thượng thượng
2. Thượng trung
3. Thượng hạ
4. Trung thượng
5. Trung trung
6. Trung hạ
7. Hạ thượng
8. Hạ trung
9. Hạ hạ.

Thượng là chỉ ruộng tốt, trung là chỉ ruộng vừa, hạ là chỉ ruộng xấu. Mỗi bậc chia ra các hạng nhất, nhì, ba. Ví dụ hạng thượng trung là hạng tốt thứ nhì, hạng trung hạ là hạng vừa thứ ba v.v...
. Làng Bát-tràng(2)(2) Bát-tràng là tên một xã làm đồ gốm nổi tiếng ở gần sông Nhị-hà, thuộc Gia-lâm. làm đồ bát chén, làng Huê-cầu(3)(3) Xã Huê-cầu tức là đất xã Xuân-cầu huyện Văn-giang, tỉnh Hưng-yên. Huê-cầu nổi tiếng về nghề nhuộm. Ca dao có câu:
Ai về Đồng-tỉnh, Huê-cầu,
Đồng-tỉnh bán thuốc, Huê-cầu nhuộm thâm.
nhuộm thâm; huyện Hữu-lũng có mía; huyện Yên-thế có tên nỏ và vôi
(* Nguyên văn là "Sắc điều thạch khôi" 色 條 石 灰, chúng tôi chưa rõ là thứ vôi gì - N.D.)

Bát-tràng thuộc huyện Gia-lâm, Huê-cầu thuộc huyện Văn-giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung-quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm. Tên tẩm thuốc của huyện Yên-thế dùng vào việc chống giặc Bắc (Trung-quốc). Vôi dùng vào việc tạo tác."

Lý thị nói: Người vùng Kinh-bắc hay oán giận hung tợn, dẫu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh. Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng số quân phòng thủ(4)(4) Danh từ "phòng thu", có từ thời Đường ở Trung-quốc. Đường thư, Lục Chí truyện chép rằng: "Hằng năm ở biên giới điều động quân đội ở Hà-nam, Giang-hoài, gọi là phòng thu". Thời Đường các ngoại tộc Đột-quyết, Thổ-phồn thường xâm nhập vào biên cảnh Trung-quốc vào mùa thu nên việc điều động binh mã gọi là phòng thu. Về sau, danh từ phòng thu dùng để chỉ việc đem quân đội phòng thủ biên cảnh..

Phụ lục - Tên nỏ của Yên-thế, bắn trúng chỗ nào thì máu chảy vọt ra, một chốc thì người chết, bắn cầm thú cũng thế".

(1) Nguyễn Trãi viết Dư địa chí, bắt chước giọng văn trong thiên Vũ cống của Kinh Thư, nhiều đoạn giống hệt như thiên Vũ cống (vì thế Dư địa chí còn gọi là An-nam Vũ cống). Cách định hạng trong Dư địa chí cũng giống như trong Vũ cống, chia ruộng dất ra làm 9 hạng:

1. Thượng thượng
2. Thượng trung
3. Thượng hạ
4. Trung thượng
5. Trung trung
6. Trung hạ
7. Hạ thượng
8. Hạ trung
9. Hạ hạ.




Thượng là chỉ ruộng tốt, trung là chỉ ruộng vừa, hạ là chỉ ruộng xấu. Mỗi bậc chia ra các hạng nhất, nhì, ba. Ví dụ hạng thượng trung là hạng tốt thứ nhì, hạng trung hạ là hạng vừa thứ ba v.v...

(2) Bát-tràng là tên một xã làm đồ gốm nổi tiếng ở gần sông Nhị-hà, thuộc Gia-lâm.

(3) Xã Huê-cầu tức là đất xã Xuân-cầu huyện Văn-giang, tỉnh Hưng-yên. Huê-cầu nổi tiếng về nghề nhuộm. Ca dao có câu:
Ai về Đồng-tỉnh, Huê-cầu,
Đồng-tỉnh bán thuốc, Huê-cầu nhuộm thâm.

(4) Danh từ "phòng thu", có từ thời Đường ở Trung-quốc. Đường thư, Lục Chí truyện chép rằng: "Hằng năm ở biên giới điều động quân đội ở Hà-nam, Giang-hoài, gọi là phòng thu". Thời Đường các ngoại tộc Đột-quyết, Thổ-phồn thường xâm nhập vào biên cảnh Trung-quốc vào mùa thu nên việc điều động binh mã gọi là phòng thu. Về sau, danh từ phòng thu dùng để chỉ việc đem quân đội phòng thủ biên cảnh.

(Ức Trai Di Tập Dư Địa Chí, Nhà xuất bản: Sử Học, 1960 - Trang 33).

 ❧ ❀ ❧ 

0 nhận xét:

Post a Comment